Không để tử vong vì bệnh dại tại Hà Nội
Theo Bộ Y tế, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng đột biến. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 24 ca tử vong tại 17 tỉnh, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, các ca bệnh gần đây có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10 - 15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.
Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, hai năm qua, mỗi năm có khoảng từ 10 đến 20 nghìn người bị chó cắn, trong đó gần 15% là chó nghi dại. Đáng lưu ý năm 2023, huyện Mê Linh đã ghi nhận hai ổ dịch chó dại cắn ở xã Mễ Linh và xã Tráng Việt. Tháng 1/2024, huyện Sóc Sơn lại ghi nhận hai ổ dịch chó dại xã Minh Trí và xã Hồng Kỳ. Vì được tiêm phòng dại kịp thời nên tất cả các trường hợp bị chó dại cắn sức khỏe đều bình thường. Đến nay, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì bệnh dại.
Mới đây, một hình ảnh kinh hoàng vừa được người dân ghi lại khi một con chó hoang dại đã cắn hai trẻ nhỏ và một người lớn ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Sau khi cắn người, con chó này lại cắn tiếp đàn chó ở địa phương và bị người dân đập chết ngay sau đó.
Ông Đàm Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Tráng Việt, huyện Mê Linh cho biết: "Trước tình hình diễn biến dịch bệnh dại hiện nay, địa phương đã tuyên truyền, yêu cầu nhân dân tiêm phòng cho chó mèo 100% và ký cam kết không thả chó rông ngoài đường."
Để giảm trường hợp tử vong vì bệnh dại, hàng năm, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tiêm phòng vaccine dại cho chó mèo, quản lý đàn chó mèo nuôi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo: tiêm vaccine phòng dại sau khi bị chó dại cắn cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tiêm trong vòng 6 giờ được xem là tiêm phòng sớm còn tiêm sau 6 giờ được gọi là tiêm phòng muộn. Hà Nội cần chủ động phòng chống bệnh dại, không để tử vong vì bệnh dại do chó, mèo cắn.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
0