Không để xảy ra TNGT đường thủy trong mùa mưa bão

Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an Thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều kế hoạch, chuyên đề tập trung xử lý các hành vi vi phạm ATGT đường thủy như: đi đò không mặc áo phao, chở hàng quá tải, phương tiện thủy không đăng ký đăng kiểm… nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Tại Bến phà Liên Trung (xã Liên Trung, huyện Đan Phượng), mỗi ngày tại đây có hàng chục chuyến đò hoạt động vận chuyển một lượng khách hàng trăm lượt khách sang sông.

Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như các phương tiện hoạt động, cứ đều đặn hai ca mỗi ngày, Đội Cảnh sát Đường thủy số 1 sẽ kiểm tra đột xuất về các yêu cầu chứng chỉ chuyên môn, đăng ký đăng kiểm và việc chấp hành quy định mặc áo phao khi đi đò…

Theo ghi nhận của phóng viên, tất cả các phà đều trang bị đầy đủ thiết bị cứu sinh, người dân khi lên phà đều tuân thủ quy định mặc áo phao và ngồi chờ ở khoang máy.

Chị Hoàng Thị Nhung - lái phà Bến phà Liên Trung, huyện Đan Phượng cho biết, nhiều hành khách rất ngại mặc áo phao do vướng víu, nhưng những nhân viên bến phà vẫn tích cực tuyên truyền và yêu cầu hành khách phải mặc áo phao khi lên phà để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Để có được sự tự giác, thay đổi tích cực như vậy là cả một quá trình lực lượng chức năng tăng cường ra quân kết hợp nhiều biện pháp từ xử phạt đến tuyên truyền. Thực tế, nếu chỉ xử phạt thì chưa mang lại nhiều hiệu quả, bởi dù mức xử phạt đã tăng nặng gấp 10 lần, lên tới 2 triệu đồng thì vẫn có không ít người cố tình vi phạm.

Người dân khi lên phà đều tuân thủ quy định mặc áo phao và ngồi chờ ở khoang máy.

Trung tá Trịnh Văn Trường, Đội Cảnh sát Đường thủy số 1 - Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an TP. Hà Nội cho biết, nhiều người thường có tâm lý ngại đi đò, ngại mặc áo phao, do thời tiết nóng nực hoặc áo phao không được vệ sinh… Tuy nhiên, cán cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát đường thủy số 1 cũng luôn tuyên truyền, nhắc nhở, yêu cầu các chủ bến trang bị thêm các dụng cụ cầm tay để có thể thay thế áo phao. Do làm tốt công tác tuyên truyền, tuần tra, xử lý, trên địa bàn của Đội quản lý không xảy ra tai nạn giao thông".

Bên cạnh việc kiểm tra các phà chở khách ngang sông, tất cả tàu thuyền khai thác khoáng sản, hoạt động vận tải hàng hóa, đều được cán bộ chiến sĩ Cảnh sát đường thủy kiểm tra kỹ. Hiểm họa từ tai nạn sông nước không trừ bất kỳ ai, việc kiểm soát hoạt động của tất cả loại phương tiện trên sông sẽ góp phần đảm bảo an toàn chung cho tuyến giao thông đặc thù này.

Như trường hợp một tàu chở cát, qua trình kiểm tra phát hiện vi phạm chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn đến 1/5 chiều cao mạn khô của phương tiện và đã bị lực lượng chức năng xử phạt

Vào mùa mưa bão, hoạt động vận tải trên các tuyến sông càng gặp nhiều khó khăn hơn do mưa do thất thường và kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Dọc gần 200km đường sông thuộc địa phận Hà Nội có hơn 30 bến đò, phà chở khách ngang sông, vận chuyển hàng nghìn lượt khách mỗi ngày. Để đảm bảo an toàn, ngoài việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng, sự hiểu biết, chấp hành nghiêm các quy định an toàn giao thông đường thủy từ phía người dân khi qua phà, qua đò là rất cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an thành phố (CATP) Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đi lại trong thời gian cơn bão số 3 đi vào miền Bắc.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).