Không dẹp được nạn bôi bẩn tủ điện trên vỉa hè?

Mặc dù các tổ chức đoàn thể ở cơ sở đã dọn dẹp, thậm chí còn vẽ tranh bích họa, bọc vật liệu giả gỗ tủ điện trên nhiều tuyến phố, thế nhưng chỉ được một thời gian lại bị bôi bẩn.

Tủ điện bị bôi bẩn, dán quảng cáo. Hầu hết các biển cảnh báo nguy hiểm đều bị che khuất.

Tủ điện trên vỉa hè bị dán đầy quảng cáo.

Anh Phạm Tuấn Anh (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: ''Đấy là ý thức của người dân, treo  như thế ảnh hưởng tới mọi người, chẳng may mắc phải có thể dẫn đến tử vong.  Tôi nghĩ chính quyền địa phương nên có biện pháp nhắc nhở để người dân không dán đè quảng cáo lên''.

Dọc các tuyến đường ở quận Hà Đông, gần như không có tủ điện nào còn nước sơn ban đầu. Tủ điện biến thành biển quảng cáo với đủ loại thông tin, rao vặt.

Tủ điện biến thành biển quảng cáo với đủ loại thông tin, rao vặt.

Theo chị Đinh Kim Chi, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy: ''Tôi nghĩ chính quyền địa phương nên có chế tài mạnh tay hơn trong vấn đề xử phạt những người sử dụng bốt điện để làm biển quảng cáo như thế này, hay dán các số điện thoại trên đó. Liên hệ xử phạt, tuyên truyền mọi người không sử dụng mà nên đưa thông tin lên trang web nào đó để biết hơn và đảm bảo hơn''.

KTS Trần Huy Ánh, Hội KTS Hà Nội, cho biết: ''Thực tế tôi theo dõi khi ngành điện hạ ngầm đều hợp tác với chính quyền địa phương để đặt các vị trí tủ điện, lúc đầu áp đặt thô bạo sau có đối thoại để tụ điện đặt vị trí hợp lý hơn,  không ảnh hưởng nhiều đến sinh kế hay mỹ quan đường phố.

Tủ điện có đẹp đẽ hay không, ngành điện hoàn toàn chủ động với chính quyền địa phương. Nó nằm trong phạm trù trách nhiệm của tất cả các ngành chứ không phải riêng ngành điện''.

Không chỉ bị bôi bẩn bởi quảng cáo và rao vặt, nhiều tủ điện còn bị bủa vây bởi rác thải.

Tình trạng tủ điện xuống cấp, hư hỏng cũng xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo từ ngày 20/9.

Tại điểm trung chuyển xe buýt Nhổn, thuộc địa bàn phường Minh Khai quận Bắc Từ Liêm, khu vực ngồi chờ xe buýt của hành khách thường xuyên bị chiếm dụng làm nơi bán hàng, kê bàn ghế hay dừng đỗ xe máy.

Gần một tuần hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và người dân Thủ đô đã chung tay dọn dẹp hậu quả bão số 3.

Nằm trong khuôn viên tòa biệt thự Pháp cổ ở góc phố Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, cây si khổng lồ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, từ lâu đã được coi là một trong những di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo của Thủ đô. Tuy nhiên trong cơn bão số 3 vừa qua, cây si lâu niên này đã bị bật gốc. Nhằm bảo tồn nguyên vẹn quần thể công trình có giá trị này, các cơ quan chức năng đã nỗ lực hồi sinh cây si cổ thụ hiếm có này.

Sáng 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Hướng tới chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tổ hợp Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ được khánh thành vào thứ 7 ngày 21/9.