Không đủ nguyên liệu sản xuất cho ngành dâu tằm tơ

Dâu tằm tơ ở Việt Nam từng là một ngành sản xuất chỉ đứng sau lúa gạo, nhưng hiện nay lại không đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất.

Ngành dâu tằm tơ bao gồm chuỗi sản xuất từ việc trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ, dệt lụa. Ở nước ta chủ yếu sử dụng hai loại trứng tằm kén trắng và tằm kén vàng. Trong đó, trứng tằm kén trắng dùng để sản xuất lụa phải nhập khẩu tới 95% do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Phụ thuộc nhập khẩu vừa là hạn chế đồng thời cho thấy dư địa phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm còn rất lớn.

Hiện tại, cả nước có gần 40.000 hộ nông dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm, nhưng chủ yếu tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa có một quy hoạch tổng thể và chương trình phát triển dài hạn để hình thành các vùng nguyên liệu gắn với tổ chức sản xuất. Hệ lụy là nguồn nguyên liệu cho làng nghề dệt truyền thống rất bấp bênh.

Với hơn 13.000 ha dâu tằm, sản lượng kén đạt hơn 16.800 tấn/năm, sản lượng tơ đạt khoảng 2.000 tấn/năm, Việt Nam đang đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng tơ, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, ngành dâu tằm tơ nước ta chủ yếu sản xuất kén, chế biến tơ thô xuất khẩu nguyên liệu. Công nghiệp dệt, nhuộm, in, hoàn tất lụa tơ tằm còn yếu, chưa đảm bảo thị trường vững chắc cho nông dân cũng như các nhà máy ươm tơ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.