Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ
Lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên, vốn di sản văn hoá phong phú đã được khai thác, kết hợp với tư duy sáng tạo để tạo nên nhiều sản phẩm văn hoá hấp dẫn thu hút công chúng và du khách.
Riêng trong năm 2023, gần 40 sự kiện văn hóa đặc sắc của thành phố và của quận đã được tổ chức thành công tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ. Đây là một con số mà nhiều không gian văn hoá ở Thủ đô mơ ước.
Có được kết quả này là nhờ tinh thần chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý và sự tham gia tích cực của đông đảo giới nghệ sĩ, những người làm văn hóa. Một điểm nhấn khác trong nỗ lực phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ là mới đây, việc xây dựng điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy dó của vùng Bưởi xưa.
Có thể nói đây là việc không đơn giản, đòi hỏi nhiều tâm huyết và nỗ lực để khôi phục những di sản đã phần nào mai một.
Chị Trần Hồng Nhung - Người sáng lập doanh nghiệp xã hội Zó Project chia sẻ: "Đấy là một tín hiệu rất đáng mừng vì chúng tôi là một doanh nghiệp xã hội và phường cùng chung mong muốn bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc. Chúng tôi đã theo đuổi nghề làm giấy dó 10 năm nay, và rất vui vì phường đã mời chúng tôi phối hợp. Chúng tôi đã lên kế hoạch để mở rộng hoạt động của điểm du lịch này, giới thiệu tới đông đảo du khách".
Những ngày này, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc” năm 2024 đang diễn ra tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ nhằm quảng bá thương hiệu sen Hà Nội, đồng thời tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa của Thăng Long Hà Nội nói chung, của vùng đất Tây Hồ nói riêng. Quận Tây Hồ đang tập trung xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu sen Tây Hồ cũng như những sản phẩm độc đáo từ cây sen.
Ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho hay: "Các nội dung đều gắn với chủ đề sen. Xác định được ý nghĩa tầm quan trọng của sen, quận duy trì diện tích trồng sen, duy trì cùng các hộ giữ nghề ướp trà sen, từ đó khuyến khích các tour tuyến và thu hút khách từ các nơi, quảng bá du lịch. Tây Hồ đã phối hợp với Sở Nông nghiệp, cùng với đó yêu cầu các phường rà soát các hồ trong khu vực để giữ được diện tích 25 hecta trồng sen, từ đó giữ được giống sen quý Bách Diệp".
Lãnh đạo thành phố đã nhiều lần nhấn mạnh, mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng về lịch sử, văn hoá để phát triển công nghiệp văn hoá. Thực hiện quan điểm đó, quận Tây Hồ chú trọng xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo đặc trưng sẽ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, đánh thức nguồn lực và lợi thế của hồ Tây, lan tỏa cảm hứng sáng tạo, ý thức bảo tồn văn hóa lịch sử trong mỗi người dân và du khách. Đó cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng hình ảnh quận Tây Hồ đẹp hơn, hấp dẫn hơn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm vùng đất này.
Liên Chi hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 Nam sông Hồng thành phố Hà Nội (trực thuộc Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972) vừa tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sau hơn 8 tháng thi công và với tổng mức đầu tư gần 89 tỷ đồng, dự án vườn hoa hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được khánh thành vào dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô. Việc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng người dân tự ý mở bán hàng, quán, đảm bảo an ninh trật tự vẫn được lực lượng chức năng duy trì xử lý hàng ngày.
Rất nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng hết phần vỉa hè và lòng đường, trên hè thì ô tô đỗ chắn hết lối đi, khiến người đi bộ không còn chỗ đi lại.
Tối 15/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Trong suốt 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) Hà Nội năm 2024 đã huy động 100% các cơ quan, đơn vị tham gia. Các giải pháp, sáng kiến năm nay được đánh giá là thiết thực, vừa giúp cơ quan công quyền tối ưu hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, vừa làm lợi nhiều cho người dân và doanh nghiệp.
0