Không lo tăng giá sau tăng lương

Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công đã chính thức được áp dụng mức lương cơ sở mới từ 1/7, với mức điều chỉnh từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng. Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung song đâu đó cũng có cả nỗi lo tăng giá. Vậy thực sự điều này có đáng lo không?

Lần tăng lương cơ sở này, mức điều chỉnh cao nhất trong lịch sử. Vui mừng khi thu nhập được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên,. Tuy nhiên, đâu đó cũng có những lo lắng rằng lương tăng thì nhiều khoản phí, thuế cũng tăng theo dẫn đến không đủ bù trượt giá, khiến nhiều người trăn trở.

Chị Tô Thị Hằng - Giáo viên Trường THCS Giảng Võ 2, Quận Ba Đình chia sẻ: ''Được tăng lương chúng tôi cũng rất vui nhưng lương tăng giá cả cũng tăng, rồi thuế thu nhập cá nhân cũng tăng nên khá lo lắng''.

Không lo tăng giá sau tăng lương 

Ông Nguyễn Tạ Tấn - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội chia sẻ: ''Cùng với niềm vui tăng lương thì đi kèm nỗi lo lạm phát rồi các mặt hàng giá cả tăng theo xu thế ăn theo việc tăng lương chúng tôi cũng rất lo mong Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục có những chính sách để kiềm chế lạm phát cũng như ổn  định giả cả các mặt hàng.''

Tuy nhiên, người dân không nên quá lo lắng, bởi cho đến thời điểm này, giá cả các mặt hàng không biến động nhiều. Sở Công thương thành phố Hà Nội cũng khẳng định sẽ thực hiện nhiều giải pháp để bình ổn giá cả hàng hóa, vừa tạo tâm lý yên tâm cho người dân vừa kích cầu tiêu dùng.

Lần tăng lương cơ sở này, mức điều chỉnh cao nhất trong lịch sử.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc điều chỉnh lương thêm 30% từ 1/7 chủ yếu diễn ra trong khu vực công có quy mô không lớn trong nền kinh tế, tác động tới lạm phát sẽ không quá lớn trong thời gian tới.

PGS - Tiến sĩ Ngô Trí Long, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài Chính cho biết: ''Tăng lương khu vực công thấp hơn khu vực tư nhân nên không quá ảnh hưởng đến lạm phát".

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Quốc hội đặt ra năm nay từ 6 - 6,5%. Một trong những yếu tố quan trọng để đạt được nhiệm vụ này đó là kích cầu tiêu dùng. Do đó, việc kiểm soát giá cả, đảm bảo nguồn cung là điều cần làm lúc này để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân, tạo tâm lý yên tâm cho người lao động sau tăng lương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.