Không nên chủ quan khi thấy trẻ trầm cảm

Thời gian gần đây, một số vụ trẻ vị thành niên rơi từ trên tầng cao xuống đã xảy ra, trong đó có trường hợp được xác định là tự tử. Đó là một thực trạng đáng báo động mà cha mẹ cần quan tâm, nhận biết sớm để hỗ trợ và can thiệp cho trẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, năm trước đã tiếp nhận 13 trường hợp thực hiện hành vi tự tử được đưa vào cấp cứu, tập trung ở trẻ 13 - 17 tuổi. Còn từ đầu năm đến nay cũng đã có 10 trường hợp, 1/3 trong số đó không thể cứu sống.

Các bác sĩ cho biết, một trong những nguyên nhân chính là do bản thân trẻ vị thành niên có thay đổi về tâm lý, muốn thể hiện cái tôi, rất nhạy cảm, bốc đồng lại thiếu kỹ năng, kinh nghiệm đối phó với những sang chấn tâm lý, bên cạnh đó là các yếu tố tác động từ gia đình, các vấn đề phát sinh trong học đường điển hình như bị bạo lực.

Hành vi tự tử có 3 mức độ. Đầu tiên chỉ là nghĩ đến hành vi tiêu cực này. Mức độ thứ hai là có tìm hiểu thông tin về cách tự tử. Nguy hiểm nhất là thực hiện hành vi tiêu cực nhanh mà ít dấu hiệu cảnh báo.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu cực của học sinh lứa tuổi 13 - 15 tuổi, nhưng theo chuyên gia, có thể nhìn thấy đó là những thay đổi về mặt tâm sinh lý của tuổi dậy thì, áp lực học tập, sử dụng thiết bị công nghệ và mạng Internet quá nhiều và thói quen thức đêm của các học sinh. Vì vậy, khi cha mẹ thấy con có những dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý, nên sớm đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn của các bác sỹ để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên khá đa dạng và không điển hình. Dưới đây là một số biểu hiện chung thường gặp:

  • Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thất thường (gắt gỏng, thù địch, dễ nổi cáu bộc phát…).
  • Giảm hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây (ví dụ: bỏ các hoạt động thể thao, âm nhạc, vẽ,..).
  • Tránh né việc đi học. Không muốn đi ra ngoài, rút lui xã hội, không tham gia các hoạt động trên lớp hoặc không còn muốn đi chơi với bạn bè.
  • Suy giảm kết quả học tập, than phiền không tập trung hay quên.
  • Thay đổi giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
  • Thường xuyên có các phàn nàn không giải thích được như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày…
  • Xuất hiện các vấn đề về hành vi (ví dụ: trở nên cố chấp hơn, trốn khỏi nhà, bắt nạt người khác).
  • Có các suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng hoặc hành vi tự tử.
  • Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp.
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hôm nay (19/12), cả 4 bệnh nhân trong vụ cháy quán cà phê ở quận Bắc Từ Liêm đều sẽ được chuyển sang Viện bỏng Lê Hữu Trác.

Sáng 18/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức tái khám miễn phí cho toàn bộ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini xảy ra vào tháng 9/2023 ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân), để theo dõi sức khỏe và đánh giá những di chứng do ngạt khói ở những bệnh nhân nặng.

Ca ghép phổi thứ hai đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện phổi Trung ương. Đây là ca ghép được đánh giá là phức tạp, khó khăn, do người mắc nhiều bệnh nền nặng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, tại Việt Nam và Hà Nội nhằm phát hiện sớm các ca mắc, nghi mắc để thực hiện các phương án phòng, chống phù hợp, kịp thời.