Không nên đánh giá thấp Nga

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, ngày 27/11, cho rằng việc Ukraine không thể di chuyển chiến tuyến, ngay cả với sự hỗ trợ rộng rãi của NATO, cho thấy một thực tế là không thể đánh giá thấp Nga. Tuy nhiên, NATO cần tiếp tục hỗ trợ Kiev.

Phát biểu trong cuộc họp báo trước thềm hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO diễn ra trong 2 ngày 28-29/11 tại Brussels, ông Jens Stoltenberg nói: “Chúng tôi thấy rằng ngay cả với tất cả sự giúp đỡ đáng kể từ các nước NATO, Ukraine vẫn không thể tiến lên trên tiền tuyến trong năm nay. Điều này khẳng định một thực tế rằng không thể đánh giá thấp Nga”.

Cũng theo ông Stoltenberg, ngành công nghiệp Nga đã được chuyển sang chế độ thời chiến và Moscow đã "nhận được một lượng đạn dược đáng kể từ Triều Tiên".

“Điều này khiến Ukraine khó đạt được những lợi ích về lãnh thổ mà tất cả chúng ta đều hy vọng”. “Nhưng hãy yên tâm, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng thông điệp từ các đồng minh NATO tại cuộc họp này khi chúng ta gặp nhau sau Hội nghị thượng đỉnh Washington là chúng ta cần sát cánh với Ukraine”, ông khẳng định.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước đây từng khẳng định rằng việc Washington tuyên bố Bình Nhưỡng đang cung cấp viện trợ quân sự cho Moscow chỉ là suy đoán thuần túy. Ngày 26/10, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng bác bỏ những thông tin cáo buộc Triều Tiên chuyển giao vũ khí cho Nga. Theo ông, “có rất nhiều thông tin như vậy, theo quy luật, tất cả chúng đều vô căn cứ.”

Ukraine đã nhận được vũ khí tiên tiến nhất

Khi được yêu cầu bình luận về sự thất bại của các lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc phản công và cáo buộc của Kiev rằng họ đã không được cung cấp đủ khí tài hiện đại để thành công, ông Stoltenberg cho biết Ukraine đã nhận được những vũ khí tiên tiến nhất, bao gồm tên lửa hành trình, thiết bị phòng không và sẽ sớm nhận được máy bay F-16.

Trong khi đó, đáp lại lời chỉ trích rằng NATO đã không đủ cung cấp đủ vũ khí công nghệ cao cho lực lượng vũ trang Ukraine, ông Stoltenberg ám chỉ việc phương Tây bị thiệt hại lớn về thiết bị là do Ukraine đã không biết sử dụng chúng đúng cách.

“Chỉ một điều về công nghệ. Tôi nghĩ rằng, trước hết, chúng tôi đang cung cấp cho Ukraine những hệ thống ngày càng tiên tiến hơn, thứ hai, công nghệ không chỉ là về một vật phẩm hoặc vũ khí cụ thể. Đó là về cách chúng có thể hoạt động cùng nhau, cách chúng ta có thể sử dụng máy bay không người lái, sử dụng mạng, sử dụng các hệ thống khác nhau và kết nối chúng”, ông nói.

Cũng theo ông Stoltenberg, các nước NATO hiện đang nỗ lực tìm ra những cách thức mới để Ukraine có thể kết hợp sử dụng nhiều loại vũ khí chống lại Nga.

Các nước NATO đang cố gắng "kết nối và tích hợp các hệ thống vũ khí khác nhau. Họ có thể thiết lập hoặc cung cấp những khả năng tiên tiến hơn nữa", ông nói.

Giảm kỳ vọng

Trước đó, cựu đại sứ Mỹ tại NATO kiêm Chủ tịch Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu Ivo Daalder trong một bài báo đăng trên tạp chí Politico đã kêu gọi các nước phương Tây từ bỏ mục tiêu khôi phục biên giới của Ukraine về mặt quân sự và tập trung vào việc đảm bảo an ninh và sự hội nhập của phần lãnh thổ còn nằm dưới sự kiểm soát của Kiev với các cấu trúc châu Âu-Đại Tây Dương. Ông lưu ý rằng kể từ khi cuộc tấn công của Ukraine bắt đầu, chiến tuyến mới chỉ di chuyển trên một diện tích chưa đầy 500 km2, tức chưa đến 0,2% lãnh thổ nước này.

Cũng theo ông Daalder, đại diện của Ukraine và phương Tây hiện đang tìm kiếm người chịu trách nhiệm cho sự thất bại trong cuộc phản công của Ukraine. Kiev cáo buộc Washington không gửi đủ vũ khí hiện đại, trong khi Washington cáo buộc Kiev lạm dụng vũ khí do phương Tây cung cấp, đặc biệt là không tập trung lực lượng xe tăng ở các vùng đột phá và phân tán các đơn vị ở một số chiến trường./.

(Theo TASS)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bình luận về hội nghị hòa bình về Ukraine sẽ được tổ chức tại Thụy Sĩ trong thời gian tới, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định các cuộc đàm phán về xung đột Ukraine mà không có sự tham gia của Nga sẽ không đạt được kết quả.

Chính quyền thủ đô Manila của Philippines đã triển khai những phòng tắm di động để giúp người dân chống chọi với cái nóng gay gắt như thiêu như đốt.

Hãng công nghệ Ehang (Trung Quốc) mới đây đã được cấp phép sản xuất máy bay chở khách không người lái chạy bằng điện (eVTOL). Đây là chứng chỉ sản xuất đầu tiên trên thế giới cấp cho ngành eVTOL toàn cầu, đánh dấu cột mốc hướng tới sản xuất hàng loạt máy bay eVTOL dành cho hoạt động thương mại trong tương lai gần.

Những ngày này, tại dãy Alps, Italy đang diễn ra lễ hội trình diễn ánh sáng thu hút đông đảo khách du lịch. Với mục đích nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sống, chủ đề lễ hội trình diễn ánh sáng năm nay là hiện tượng sông băng tan chảy.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển và chưa được chuẩn bị để bảo đảm phúc lợi cho dân số đang già hóa nhanh - đây là nhận định được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong báo cáo vừa được công bố tại Hội nghị thường niên lần thứ 57 của ngân hàng này ở Gruzia.

Chính phủ Đức thông báo Thủ tướng nước này Olaf Scholz và người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu đã có cuộc điện đàm, thảo luận về cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, trong đó có nội dung về thỏa thuận ngừng bắn.