Không ngừng học tập, sáng tạo theo di chúc của Bác
Cuộc gặp mặt đặc biệt này nhằm ghi nhận và biểu dương những công lao, đóng góp của các thế hệ cán bộ đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch và ôn lại những kỷ niệm đẹp về Người.
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã xúc động ôn lại kỷ niệm không thể nào quên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là những ngày tháng cuối cùng với Bác. Trong các câu chuyện, các cán bộ luôn thể hiện niềm vinh dự, tự hào, tình cảm và sự kính trọng đặc biệt đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những câu chuyện của các cán bộ thân cận từng trực tiếp phục vụ, bảo vệ, toát lên sự giản dị, chân thành, một lòng vì nước, vì dân.
Những cán bộ phục vụ Bác luôn nhớ những lời căn dặn của Người, rằng “chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân, là bạn đồng hành của căn bệnh tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi làm hại đến quyền lợi của cách mạng, của nhân dân, làm giảm thanh danh, uy tín của Đảng cầm quyền” trong bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Bác viết nhân kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1969).
Trước lúc đi xa, Bác Hồ không quên dặn mọi người nâng cao phẩm giá - cái gốc quý báu để đảm bảo cuộc hành trình trong cuộc đời của mỗi con người tới đích vẻ vang.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được gặp mặt các nhân chứng lịch sử đã vinh dự được phục vụ Bác trong thời gian Người sống và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến những giây phút cuối cùng ngày 2/9/1969. Nhiều thế hệ cán bộ khu di tích đã nỗ lực, quyết tâm bảo quản, giữ gìn, phát huy tốt nhất di sản của Người tại Phủ Chủ tịch trong thời gian qua.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh nhân dân Việt Nam luôn hạnh phúc, tự hào vì có Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, tác phong giản dị, khiêm tốn và lòng yêu nước, yêu nhân dân tha thiết.
Đặc biệt, các cán bộ có mặt trong cuộc gặp này còn có niềm vinh dự, tự hào hơn ai hết vì được gần gũi bên Bác, là người cận vệ đêm ngày bảo vệ Bác, là người giúp việc cận kề chăm lo cho Bác, là các y tá, bác sĩ đã hết lòng chăm sóc sức khoẻ thời gian Người mệt nặng, không chỉ bằng y đức mà bằng cả trái tim kính yêu vô hạn, biết ơn của người con đối với người cha.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ xúc động sâu sắc khi được nghe những kỷ niệm về Bác; khẳng định câu chuyện qua lời kể của các nhân chứng đã thể hiện sự kính trọng đối với sự nghiệp vĩ đại, lòng nhân ái bao la của Bác Hồ kính yêu; đồng thời nhấn mạnh những kỷ niệm trong năm tháng được sống gần Bác, bảo vệ, phục vụ Bác chính là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với các bác, các cô, các chú. Những thời khắc xúc động ấy chắc chắn sẽ được lưu giữ mãi trong suốt cuộc đời của mỗi người và luôn có sức lan tỏa, lay động mọi trái tim cho đến mãi mai sau.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ khu di tích Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc suốt 15 năm, từ năm 1954 đến 1969 - quãng thời gian Người "dừng chân" lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng và cũng là nơi trái tim Người cộng sản vĩ đại ngừng đập để về với tổ tiên, với "Cụ Các Mác, cụ Lê nin và các vị cách mạng đàn anh khác".
Ngay sau khi Bác đi xa, quần thể di tích lịch sử có giá trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng về Người đã được hình thành trong khu Phủ Chủ tịch. Những cán bộ làm việc tại đây mỗi ngày phấn đấu thi đua vừa làm, vừa học để bảo quản, giữ gìn tốt nhất "ngôi nhà của Bác" với tình cảm thiêng liêng, ý nghĩa giáo dục sâu sắc về nhiều mặt để nhân dân, bạn bè năm châu khi đến tham quan, học tập vẫn như thấy đâu đây hình bóng của Người.
Bồi hồi nhớ lại mỗi lần vào dâng hương tưởng nhớ Bác tại khu di tích Phủ Chủ tịch đều có những cảm xúc rất đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", Đảng, Nhà nước ta luôn trân trọng, biết ơn cống hiến của các cán bộ từng trực tiếp phục vụ, chăm sóc, bảo vệ Bác Hồ khi sinh thời và bảo quản, giữ gìn, phát huy tốt nhất di sản của Người tại Phủ Chủ tịch.
Tổng Bí thư, Chủ tịch khẳng định 55 năm Bác đi xa, Người để lại cho dân tộc ta, cho Đảng ta một kho tàng di sản tư tưởng quý báu, di sản tinh thần vô giá trên mọi lĩnh vực.
Ngày nay, chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu, học tập và không ngừng sáng tạo, làm theo di chúc của Người, tiếp tục khẳng định niềm tin son sắt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong việc giữ gìn và phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích của Người tại Phủ Chủ tịch.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ghi nhận và biểu dương công lao, đóng góp của các thế hệ cán bộ đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khu Phủ Chủ tịch thời kỳ 1954 – 1969, đồng thời bày tỏ mong muốn tập thể cán bộ, nhân viên khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp tục đoàn kết, thống nhất, sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ, khẳng định vị thế khu di tích là nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa của dân tộc, nơi Bác Hồ sống mãi với non sông, đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân buổi gặp mặt thân mật, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi tặng những món quà ý nghĩa tới các đại biểu là nhân chứng lịch sử từng trực tiếp phục vụ Bác Hồ, đại diện lãnh đạo khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch qua các thời kỳ.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0