Không phục chế 300 bản phim điện ảnh bị mốc

Sáng 11/4, trả lời báo chí về các vấn đề nổi cộm của ngành và thông báo kết quả hoạt động ba tháng đầu năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp báo với nhiều thông tin đáng chú ý.

Trước thắc mắc của các nhà báo về 300 bản phim điện ảnh của Hãng phim truyện Việt Nam bị mốc, bị hư hỏng nặng, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho rằng: "Không nên phục chế, vừa tốn kém vừa vô ích, ai làm và sẽ làm thế nào?". Ông Thành cũng khẳng định, Viện Phim Việt Nam đã lưu một bộ bản gốc khác, đảm bảo chất lượng âm thanh và hình ảnh.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành.

Về việc thoái vốn cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, ông Thành nói: "Việc này phức tạp, khó khăn nên cần phải đợi kết luận của Văn phòng Chính phủ". Về những thành công không ngờ của bộ phim điện ảnh "Đào, Phở và Piano", Cục Điện ảnh cũng cho biết: "Phim này do Nhà nước đặt hàng, được chiếu thí điểm và có doanh thu 21 tỷ đồng". Có ý kiến cho rằng, phim Nhà nước làm xong "cất kho" là không đúng. Ông Thành cho biết: "Phim "Đào, phở và piano" được chiếu ở tuần phim Việt Nam và quốc tế. Sắp tới, sẽ chiếu trên truyền hình để phục cụ khán giả cả nước".

Phim điện ảnh "Đào, Phở và Piano" do Nhà nước đặt hàng, được chiếu thí điểm và có doanh thu 21 tỷ đồng (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).

Tại cuộc họp báo sáng 11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng thông báo những kết quả nổi bật của ngành ba tháng đầu năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng cao, đạt 1,6 triệu lượt, tăng 78,8 % so với năm ngoái. Tổng cục Du lịch cũng cho biết: "Đang nghiên cứu các sản phẩm mới, hấp dẫn để thu hút dòng khách triệu phú, tỷ phú".

Tại cuộc họp báo sáng 11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng thông báo những kết quả nổi bật của ngành ba tháng đầu năm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng thông các quy định mới trong xét tặng danh hiệu giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. Bộ cũng vừa xếp hạng 9 di tích quốc gia, 26 di sản văn hóa phi vật thể và kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để khơi dậy tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân đang nỗ lực xây dựng những tủ sách, thư viện cộng đồng ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố. Hoạt động này đang dần trở thành phong trào, thu hút đông đảo người dân tham gia, bởi đó không chỉ là nơi giao lưu của những người yêu sách mà còn giúp cộng đồng thêm gắn kết.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 22/2/2022 của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Với sự phát triển của công nghệ số và các thiết bị điện tử, văn hóa đọc đang dần bị mai một. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thanh thiếu niên. Góc đọc cuối tuần của NXB Kim Đồng là một trong số đó.

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Triển lãm có chủ đề "Đường lên Điện Biên", giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, điêu khắc… được 34 hoạ sĩ sáng tác trong và sau thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới” là chủ đề của triển lãm ảnh được tổ chức tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong dịp nghỉ lễ này.