Không thể coi đấu giá đất như một trò đùa

Trả giá 30 tỷ/m2 cho ba thửa đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Đồng loạt không trả giá ở vòng đấu thứ 9 khiến toàn bộ 22 thửa đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, đấu giá không thành. Diễn biến bất thường trong các cuộc đấu giá được tổ chức gần đây khiến dư luận bức xúc.

Với những chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc, một số người đang coi đấu giá đất như một sân chơi riêng, khi không đạt được mục đích sẵn sàng phá hoại, thể hiện sự coi thường quy định của pháp luật.

Trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho tận 3 thửa đất ở vùng ngoại thành. Mức giá không tưởng ngay cả với những thửa đất mặt tiền ở trung tâm thành phố. Cả người tham gia trực tiếp và những người theo dõi vụ việc đều khẳng định những bất thường của việc trả giá này.  Anh Chu Quang Việt (xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn) nhận định: “Đẩy giá lên để bán đất đã có. Tôi nghĩ đây là âm mưu đã được bàn bạc từ trước”.

Danh tính người trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho 3 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, đã được công khai. UBND huyện có văn bản đề nghị Công an huyện điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Để các cuộc đấu giá được minh bạch, cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Nhiều biện pháp đã được đưa ra, nhưng hiệu quả lại chưa được như mong muốn, thậm chí còn phức tạp hơn, từ trả giá cao rồi bỏ cọc, nay còn ngang nhiên phá đấu giá đất.

Luật sư Lê Văn Kiên - Trưởng Văn phòng Luật sư Ánh sáng Công Lý - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cho biết: “Tôi cho rằng đây là sự thiếu tôn trọng hoạt động đấu giá và thiếu tôn trọng với những người điều hành cuộc đấu giá. Tôi cho rằng cần điều tra để làm rõ hành vi người này, có thể xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 Bộ Luật hình sự hoặc các quy định khác của Bộ Luật hình sự”.

Đã đến lúc không thể coi vi phạm trong đấu giá đất như hoạt động kinh tế đơn thuần. Bởi dù xuất phát từ bất cứ động cơ gì thì đây chính là biểu hiện của hành vi thao túng, lũng đoạn khiến thị trường BĐS trở nên méo mó, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội. Một hình phạt nặng, đủ tính răn đe sẽ là biện pháp hiệu quả nhất lúc này.

Liên quan đến vụ việc này, Công an thành phố đã làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn để thu thập những tài liệu, bằng chứng có liên quan như danh sách nhóm khách hàng có biểu hiện phá rối, diễn biến cuộc đấu giá, những thiệt hại do hành vi này gây ra... để điều tra làm rõ những hành vi vi phạm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với sự tăng trưởng đáng kể của thương mại điện tử ở Việt Nam, việc cung cấp các địa điểm phù hợp cho các trung tâm phân phối, trung chuyển là điều cần thiết.

Trả giá 30 tỷ/m2 cho ba thửa đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Đồng loạt không trả giá ở vòng đấu thứ 9 khiến toàn bộ 22 thửa đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, đấu giá không thành. Diễn biến bất thường trong các cuộc đấu giá được tổ chức gần đây khiến dư luận bức xúc.

Ngày 03/12/2024, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra Quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân, về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, được quy định tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Được cơ quan chức năng nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý, hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM vào tháng cuối năm đã tăng tốc triển khai nhằm sớm tăng nguồn cung cho thị trường.

Công tác đấu giá đất vẫn đang được đẩy mạnh tại các huyện vùng ven Hà Nội. Tháng 12 này, 118 thửa đất tại các huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Mỹ Đức, Mê Linh sẽ được đưa ra đấu giá.

Thành phố Hà Nội chuẩn bị khởi công một dự án nhà ở xã hội mới vào ngày 5/12 tới, do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) và liên danh các nhà thầu làm chủ đầu tư tại ô đất NO1 ở khu đô thị Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.