Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học

Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó có những điểm mới như: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học; Giáo viên không được dạy thêm ngoài trường học đối với học sinh của chính mình; Dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh... Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Thông tư về dạy thêm, học thêm được xây dựng trên các quan điểm, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và bảo đảm lợi ích của học sinh, ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến tình trạng học sinh mặc dù không có nguyện vọng, không có nhu cầu nhưng vẫn phải đi học thêm ở các lớp dạy thêm do nhà trường, giáo viên tổ chức.

Cụ thể, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, điều này nhằm hạn chế việc giáo viên đưa học sinh của mình ra ngoài dạy thêm. Ngoài ra, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Thông tư mới quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học.

Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu không thu tiền, và chỉ dành cho ba nhóm: có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ liền kề; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp, tự nguyện đăng ký ôn thi lớp 10, thi tốt nghiệp.

Đối với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lí theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng phải tăng cường công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm nhằm tăng cường sự giám sát của toàn dân và sự quản lí an toàn, an ninh của cấp xã đối với cơ sở dạy thêm.

Thông tư cũng tăng trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng đối với giáo viên thuộc sự quản lí của mình khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bằng quy định: “Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm”. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm. Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Trong quá trình xây dựng Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo  đã tổ chức các hội thảo đánh giá thực trạng thực hiện việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm của các địa phương; tổng hợp báo cáo các đoàn kiểm tra nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm làm căn cứ đề xuất các chính sách, giải pháp quản lí khi xây dựng dự thảo Thông tư. Ngoài ra, Bộ Giáo dục Đào tạo đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong quản lý dạy thêm, học thêm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lấy ý kiến 63 Sở Giáo dục Đào tạo, các hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục thông qua nhiều hình thức khác nhau như gửi văn bản lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến và các ý kiến cơ bản đều đồng tình, thống nhất với dự thảo Thông tư. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức lấy ý kiến Công đoàn Giáo dục Việt Nam và đăng tải dự thảo Thông tư  trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo để lấy ý nhân dân. Thông tư ban hành trên cơ sở tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ không còn xét tuyển sớm. Các phương thức đều được đăng ký và xử lý trên hệ thống tuyển sinh chung.

Sáng nay, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ Tuyên dương các đồng chí cán bộ Đoàn - Hội đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng”, các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp năm 2024.

Bốn trường mới nhất vừa công bố phương án tuyển sinh là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM và Trường Đại học Mở TP.HCM.

Cuộc thi "Chinh phục robobimi" năm nay, ngành giáo dục Thủ đô, ngành giáo dục quận Tây Hồ lần đầu tiên triển khai công nghệ thực tế ảo, khiến các em học sinh vô cùng hào hứng, bởi ngoài cọ sát về AI, về ngoại ngữ thì các em còn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ công nghệ này.

Sáng nay 4/1, quận Hoàng Mai tổ chức Ngày hội và tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt”.

Hiện nay trên các mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm công khai các dịch vụ học hộ, thi hộ với các mức giá từ 100.000 đồng đến hàng triệu đồng, tùy vào hình thức học, làm bài kiểm tra, thi hộ. Rất nhiều trường đại học dù đã tìm mọi cách ngăn chặn nhưng vẫn phát hiện không ít trường hợp thi hộ.