Không vội chọn quốc phục | Hà Nội tin mỗi chiều

Có lẽ mỗi người đều có những quy chuẩn đại diện riêng cho cá nhân mình. Nên việc đề xuất khởi động chọn quốc phục Việt Nam đã trở nên “nóng” đến vậy.

Trong phiên thảo luận của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2030, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đã đưa ra kiến nghị xây dựng bộ nhận diện bản sắc Việt Nam. Đại biểu cho biết: “Việt Nam chưa có bộ nhận diện văn hóa rõ nét như Nhật Bản, Hàn Quốc. Bộ nhận diện bản sắc Việt Nam còn có quốc phục, quốc hoa, quốc cầm, quốc vũ, quốc võ, quốc tửu, ẩm thực quốc gia. Có vậy mới đủ những yếu tố để tạo nên chuẩn mực cho một quốc yến của Việt Nam tại sự kiện quốc gia, quốc tế lớn”. Vị đại biểu này cũng chia sẻ, thời gian gần đây, giới trẻ quan tâm đến áo dài nam và mặc nhiều tại các sự kiện văn hóa, lễ Tết và ngày cưới. Ông cho rằng "đây là thời điểm phù hợp để Bộ khởi động lại việc chọn quốc phục".

Đây là một kiến nghị rất đáng xem xét và cân nhắc vì đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và phải làm rất thận trọng.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh tại buổi thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2030. Ảnh: Quốc hội.

Trong thời buổi giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vô cùng quan trọng. Ít nhất là từ lời ăn, tiếng nói cho tới nếp ăn mặc rồi cao hơn là giao tiếp, ứng xử. Như Cố đô Huế và những tà áo dài - địa phương đã có nhiều cách làm hay về câu chuyện này.

Không phải ngẫu nhiên nói tới Huế người ta nghĩ ngay tới áo dài. Địa phương này đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống, phát triển thành ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững.

“Người Huế luôn quan niệm y phục xứng kỳ đức. Vì vậy, trang phục áo dài không chỉ thuần túy là chuyện áo quần mà đặc biệt đã được biểu tượng hóa rõ nét hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội, gắn liền việc phân định danh phận, vị thế, vai trò cá nhân, giai tầng trong xã hội” – Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã chia sẻ như vậy trên một tờ báo.

Ngày 12/8, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Bộ đã công nhận Tri thức may mặc, áo dài Huế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Trước đó, từ tháng 9 năm 2020, cán bộ, công chức của Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài truyền thống khi đi làm việc; trong đó nam công chức mặc áo dài ngũ thân; quy định áp dụng vào ngày thứ Hai đầu mỗi tháng, đây là ngày tổ chức lễ chào cờ tập trung toàn cơ quan.

Những tà áo dài truyền thống rực rỡ nơi đất Cố đô. Ảnh: Báo Thanh niên.

“Nói về tính thời điểm để đưa ra kiến nghị xây dựng bộ nhận diện bản sắc văn hóa Việt Nam trong đó có quốc phục, tôi nghĩ chưa phải là hợp lý hoàn toàn. Việc chọn quốc phục là việc làm không đơn giản bởi Việt Nam là một đất nước có cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Vì vậy, làm thế nào để tôn trọng sự đa dạng nhưng tạo ra được cái mới và sáng tạo để thể hiện bản sắc của đất nước là cả một vấn đề lớn, cần rất nhiều thời gian và công sức.” - TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đã trao đổi như vậy khi biết thông tin này.

Theo TS Lê Thị Minh Lý, việc chọn một loại trang phục nào đó hay sáng tạo quốc phục phải làm sao để thể hiện đó là một trang phục bản sắc Việt Nam, đại diện cho một cộng đồng lớn, một quốc gia đa dạng các dân tộc cùng chung sống và chúng ta phải nhìn thấy trong đó có sắc thái của nhiều dân tộc. Nôm na là trang phục đó phải thể hiện bản sắc văn hoá của đất nước trên cơ sở đồng thuận của cộng đồng. Do vậy, cần tiến hành các cuộc khảo sát, đánh giá và những nghiên cứu công phu hơn nữa chứ không thể nói rồi để đó.

Học sinh cấp 1, cấp 2 ngày trước có quy định đồng phục học sinh là áo trắng, quần sẫm màu, sơ vin và đi dép quai hậu hoặc giày. Có vậy thôi nhưng cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề nào là: nếu áo lỡ có in chữ nhưng vẫn màu trắng có được chấp nhận không hay áo có cổ hay không cổ thì được cán bộ lớp thông qua, không trừ điểm thi đua…Huống hồ, câu chuyện này đại diện cho cả một dân tộc thì việc có nhiều ý kiến trái chiều là không thể tránh nổi.

Chúng ta không nên “vội” trong thời điểm này khi đưa ra kiến nghị chọn bộ nhận diện văn hoá, trong đó có quốc phục nhưng cũng nên sớm có những cuộc làm việc để tìm ra quốc phục cho đất nước trước làn sóng văn hoá ngoại nhập đang ngày càng có nguy cơ tiến sâu hơn qua các nền tảng số.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá nhà Hà Nội tăng cao không phải do giá đất mới; Dự án NƠXH tại Đông Anh khởi công quý I/2025; Chung cư hạ nhiệt nhưng giá vẫn cao phi lý... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.

Vượt qua hơn 700 thí sinh, 15 thí sinh tại vòng chung kết Tiếng hát Hà Nội bước vào đêm chung kết với phần dự thi hai tiết mục bao gồm bài hát tự chọn theo phong cách âm nhạc và một ca khúc về chủ đề Hà Nội. Không chỉ “khoe” giọng hát nội lực, các thí sinh còn thể hiện sự đầu tư dàn dựng khi có sự kết hợp cùng nhạc cụ và vũ đạo. 15 thí sinh là 15 màu sắc âm nhạc khác nhau, tạo nên đêm chung kết chất lượng và đầy cảm xúc.

Thời tiết Hà Nội ngày 26/12 vẫn duy trì ấm áp vào ban ngày, rét về đêm và sáng sớm. Nhiệt độ dao động 21-22 độ, độ ẩm 53-65%, hanh khô đã giảm đi chút ít.

Đoàn viên thanh niên quán triệt định hướng lớn của Đảng; Quận Ba Đình tập trung đổi mới sáng tạo; Bệnh viện E hỗ trợ Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì trong khám chữa bệnh;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 15h00 hôm nay.

Trước khi đón đợt không khí lạnh mạnh tăng cường, tiết trời Hà Nội ngày 26/12 vẫn ấm áp.

Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày, chỉ cần đói bụng là có thể ăn. Một người bình thường có thể không ăn bánh bao, không ăn mì, không ăn xôi, nhưng chắc chắn ai cũng từng ăn phở.