Khủng hoảng Ukraine và rủi ro địa chính trị với châu Âu

Ông Zhang Hong nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết các nước châu Âu đang phải đối mặt với áp lực kinh tế và chính trị ngày càng tăng khi bị đẩy lên tuyến đầu trong cuộc đối đầu địa chính trị giữa Nga và phương Tây.

Đánh giá diễn biến xung đột Nga-Ukraine trong năm 2023, ông Zhang Hong, cho biết tình hình hiện nay về cơ bản đã rơi vào bế tắc khi cả hai bên đều không đạt được tiến bộ trong năm 2023. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine đã tác động đáng kể đến trật tự quốc tế, đặc biệt là đối với châu Âu. Việc Nga và châu Âu chấm dứt mối quan hệ hợp tác về năng lượng cũng như ngừng buôn bán các sản phẩm công nghệ cao đã khiến các nước châu Âu, đặc biệt là Đức, phải đối mặt với áp lực do nguồn cung bị thiếu hụt. Nền kinh tế Đức từng đóng vai trò là động lực chính ở châu Âu nhưng đã bị đình trệ kể từ năm 2023.

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine rơi vào bế tắc và nền kinh tế châu Âu trở nên trì trệ, một số nước châu Âu ban đầu ủng hộ Ukraine đã thay đổi thái độ. Ba Lan, từng là một trong những đồng minh trung thành của Ukraine, hồi tháng 9 tuyên bố sẽ ngừng cung cấp vũ khí mới cho Ukraine. Thủ tướng Slovakia Robert Fico sau khi nhậm chức vào tháng 10, cũng tuyên bố rằng nước này sẽ ngừng hỗ trợ quân sự cho Ukraine và phản đối việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế Indonesia tiếp tục kêu gọi người dân bình tĩnh, không hoang mang sau thông tin gần đây về tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine AstraZeneca gây ra huyết khối tĩnh mạch kèm hội chứng giảm tiểu cầu. Hơn 73 triệu liều vaccine AstraZeneca đã được tiêm cho người dân tại Indonesia.

Ngày 9/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chỉ trích những tư tưởng muốn Đức rời Liên minh châu Âu (EU) hoặc muốn hạ thấp vai trò của tổ chức này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại chặng dừng thứ ba và cũng là chặng dừng cuối cùng trong chuyến công du châu Âu đầu tiên của ông sau 5 năm.

Một nhân vật cấp cao trong đảng Dân chủ xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz đã trở thành mục tiêu mới nhất trong hàng loạt các vụ tấn công nhằm vào chính trị gia Đức. Điều này đã gây ra lo ngại khi thời điểm các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và địa phương đang tới gần.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết việc cửa khẩu biên giới Rafah giữa Dải Gaza và Ai Cập bị đóng cửa đã ngăn cản Liên hợp quốc đưa nhiên liệu vào Dải Gaza. Không có nhiên liệu, mọi hoạt động nhân đạo sẽ dừng lại.

Ngày 9/5, phát biểu tại cuộc họp báo nhân kỷ niệm tròn hai năm cầm quyền, Tổng thống Yoon Suk Yeol tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.