Khủng hoảng y tế gây thiệt hại nặng cho các bệnh viện

Các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc đang phải hứng chịu thiệt hại to lớn khi cuộc khủng hoảng y tế bước sang tuần thứ 8, sau khi hàng nghìn bác sĩ thực tập sinh trên toàn quốc đình công nhằm phản đối chính sách tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y của chính phủ.

Kể từ ngày 20/2, hơn 90% trong số 13.000 bác sĩ thực tập sinh và bác sĩ nội trú của Hàn Quốc đã đình công để phản đối quyết định của Chính phủ Hàn Quốc bổ sung 2.000 suất mới vào chỉ tiêu tuyển sinh trường y hàng năm.

Một số bệnh viện buộc phải khuyến khích nhân viên nghỉ phép không lương nhằm nỗ lực cắt giảm chi phí lao động.

Suốt 8 tuần qua, các bệnh viện lớn, vốn phụ thuộc nhiều vào các bác sĩ thực tập sinh, đã phải chịu thiệt hại hàng trăm triệu won mỗi ngày do số ca phẫu thuật và các phương pháp điều trị bệnh nhân khác giảm mạnh. Chẳng hạn, Trung tâm Y tế Asan, một trong 5 bệnh viện đa khoa lớn nhất ở Seoul, ghi nhận khoản lỗ ròng 51,1 tỷ won (tương đương 38 triệu USD) từ ngày 20/2 đến ngày 30/3. Một số bệnh viện khác buộc phải khuyến khích nhân viên của họ nghỉ phép không lương nhằm nỗ lực cắt giảm chi phí lao động.

Trước tình hình này, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc chủ trương sẽ cho phép các y tá, những người hiện đang nghỉ phép không lương, làm việc cho các cơ sở y tế đang gặp phải tình trạng thiếu nhân sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mục tiêu chính của Kiev tại Hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ là giải quyết vấn đề an ninh lương thực và an ninh hạt nhân, cũng như vấn đề nhân đạo, trong đó có việc trao đổi tù binh.

Ngày 21/5, Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha, ông Jose Manuel Albares thông báo Madrid đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Buenos Aires về nước.

Công ty Kirin Holdings của Nhật Bản sẽ bắt đầu bán những chiếc thìa “muối điện” giúp tăng vị đậm đà của đồ ăn mà không cần thêm muối, từ đó có thể thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Xưởng đúc tiền Hoàng gia Anh mới ra mắt đồng xu đánh dấu kỷ niệm 80 năm ngày đổ bộ D-Day (6/6/1944-6/6/2024), khi 150.000 binh sĩ quân Đồng minh đổ bộ vào Pháp để đánh đuổi lực lượng Đức Quốc xã.

Theo Nikkei Asia, đồng yên của Nhật ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ đang là một trong những nhân tố giúp nước này hồi sinh ngành sản xuất. Chi phí giảm cũng là một nhân tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một phái đoàn quan chức Nga đã tới Bình Nhưỡng (Triều Tiên) ngày 21/5 để thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác giữa quốc hội hai nước.