Khuyến cáo cao điểm dịch bệnh cúm

Thời điểm hiện tại vẫn đang cao điểm về số ca mắc cúm mùa, đặc biệt là cúm A. Với tốc độ lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn khiến số ca mắc ở trẻ em và người lớn đều gia tăng nhanh. Nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng do có bệnh lý nền.

Bệnh nhân nữ 59 tuổi được chuyển vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do nhiễm cúm A trên nền cơ địa béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Sau 1 tuần hồi sức tích cực, bệnh nhân vẫn phải thở máy.

10 bệnh nhân đang phải thở máy sau khi  mắc cúm A trong tổng số hơn 70 bệnh nhân được điều trị nội trú tại bệnh viện. Không chỉ người lớn mà nhiều trẻ em cũng được chỉ định nhập viện sau khi mắc cúm A. Nhiều bé bị biến chứng viêm phổi sau khi mắc cúm, trong đó có những trẻ đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc với cúm A, như bệnh nhi này là một ví dụ.

Khuyến cáo cao điểm dịch bệnh cúm A

Chị Lương Thị Huệ - Hà Nội: “Tháng trước bé bị sốt xuất huyết, bé đang viêm phế quản thì mắc thêm cúm A”

Riêng tại khoa Nhi tiếp nhận gần 40 bệnh nhi điều trị nội trú do mắc cúm A có biến chứng. Nhiều trẻ mắc các bệnh lý nền như: ung thư máu, suy thận mạn, tim mạch, phổi bẩm sinh... khi mắc cúm A đều có chuyển biến nặng hơn các trẻ khỏe mạnh.

TS, Bs Đặng Thị Thúy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: "Tất nhiên có các cháu cúm A không có bệnh lý nền gì nhưng được điều trị tại nhà hoặc mua thuốc linh tinh trước đó thì chúng tôi vẫn cho điều trị nhập viện"...

Số ca mắc cúm A cũng gia tăng nhanh chóng trong thời điểm này, thậm chí có bệnh nhân mắc cúm A đồng nhiễm Covid-19

TS, Bs Trần Văn Giang - Phụ trách Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: "Ngoài việc điều trị cúm A thì phải kiểm tra và điều trị bệnh lý nền mới đạt kết quả như mong muốn. Khuyến cáo mọi người nên cẩn thận vì cúm A lây truyền qua đường hô hấp"...

Tại nhiều bệnh viện, số ca mắc cúm A cũng gia tăng nhanh chóng trong thời điểm này, thậm chí có bệnh nhân mắc cúm A đồng nhiễm Covid-19.

Theo cục Y tế dự phòng, Bộ y tế h iện đang vào thời điểm giao mùa đông xuân, lúc lạnh, lúc nóng đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh liên quan đến đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh cúm. tuy nhiên chưa ghi nhận các chủng virus có độc lực cao lây truyền từ gia cầm sang người. Các bác sỹ cũng cảnh báo người dân cũng không tự ý mua tamiflu sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.