Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái | Tiết kiệm năng lượng | 18/07/2023

Điện mặt trời áp mái có nhiều ưu điểm như giảm tổn thất lưới điện, tăng nguồn cung, đóng góp trong việc tiết giảm tiêu thụ điện, bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Vì thế, điện mặt trời áp mái đang được khuyến khích áp dụng tại các hộ gia đình, cơ quan công sở, doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mục tiêu đạt rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Thủ tướng đưa ra tại Hội nghị Cop 26 đang được triển khai bằng hàng loạt các chính sách, chương trình hành động trong điều kiện là nước đang phát triển như nước ta. Tiết kiệm năng lượng được đánh giá là giải pháp trụ cột, tốn ít chi phí nhất và đem lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu này.

Kể từ năm 2026, EU sẽ đánh thuế cacbon đối với tất cả hàng hoá xuất khẩu vào thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là cơ sở để chứng nhận sản phẩm xanh, tiến tới chứng nhận nhãn cacbon, tín chỉ cacbon. Đây là áp lực, cũng là động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề gốm sứ Bát Tràng trong những năm gần đây có đóng góp quan trọng vào việc chuyển đổi công nghệ. Việc thay đổi nguyên liệu nung đốt từ than sang gas và giờ đây chuyển sang nung bằng điện, đã giúp nguồn năng lượng được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, năng suất chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của nước ta cao hơn khoảng 1,3 đến 1,6 lần với các nước trong khu vực và cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, điều này còn gây áp lực đến nguồn cung năng lượng. Giải pháp rẻ nhất, “con đường” ngắn nhất để tăng cường nguồn cung là tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

Sự phát triển của nghề truyền thống không chỉ giúp làng lụa Vạn Phúc bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân. Hướng tới sự phát triển bền vững vì thế là trách nhiệm, cũng là mục tiêu mà từng cơ sở sản xuất trong làng nghề đang nỗ lực thực hiện thông qua phương pháp sản xuất sạch hơn, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Ngành công nghiệp và các công trình xây dựng đang là những khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng nhất, trong khi tiềm năng tiết kiệm tại khu vực này lên tới 30 – 35%. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, mỗi năm, cả nước có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng.