Kì vọng từ 'Đào, Phở và Piano'
Mùa phim Tết 2024 có một hiện tượng đặc biệt: "Đào, Phở và Piano" đã tạo nên "cơn sốt" phòng vé khi lượng khán giả truy cập mua vé xem phim tăng đột biến khiến web của Trung tâm Chiếu phim quốc gia bị sập. Đây là bộ phim do Nhà nước đặt hàng ăn khách nhất từ trước đến nay. Thời điểm đó, từ những bài chia sẻ trên mạng xã hội về bộ phim, "Đào, Phở và Piano" phút chốc trở nên nổi tiếng. Nhưng do số suất chiếu ít ỏi và chỉ được chiếu duy nhất tại một cụm rạp nên việc săn vé trở nên vô cùng khó khăn, khán giả xếp hàng mới mua được xuất xem phim sau đó từ 2-3 ngày.
Trên mạng xã hội, ai mua được vé xem phim đều check-in với tấm vé như một hot trend lúc đó. Chưa biết nội dung phim ra sao nhưng tên đã làm người nghe ấn tượng, tò mò. "Đào, Phở và Piano" - cái tên được cấu thành từ ba đặc trưng của Hà Nội xưa. Trong đó, hoa đào tượng trưng cho Tết tại miền Bắc bởi thời điểm chuyện phim diễn ra vào các ngày cận Tết; phở là món ăn thân thuộc của người Hà Nội; còn piano là âm điệu lãng mạn vang lên trong các khu phố tĩnh lặng của thành phố.

"Cơn sốt" của "Đào, Phở và Piano"
Đạo diễn Phi Tiến Sơn, khi nói về cảm hứng làm nên "Đào, Phở và Piano, đã chia sẻ: "Tôi sinh ra trên mảnh đất Hà Thành. Đây là nơi chứa đựng vô vàn kỉ niệm về những người thân và bạn bè của tôi. Tôi yêu từng con phố, mái nhà cho đến những cái cây của Hà Nội, nhất là ở Bờ Hồ, nơi tôi có thể nhìn những cái cây theo thời gian mà ngả dần ra mặt nước. Đó là những thứ không thể miêu tả được mà chỉ có thể cảm nhận được. Gọi là sứ mệnh thì hơi lớn lao, có thể xem đây là món nợ mà tôi phải trả cho tất cả những gì mình đã nhận được. Và tôi nghĩ, vậy tại sao mình lại không làm một bộ phim về Hà Nội nói về những điều hay và đặc trưng Hà Nội".

"Đào, Phở và Piano" khắc họa những khoảnh khắc dữ dội và hào hùng trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của quân và dân Thủ đô Hà Nội (năm 1946-1947), vào những ngày cuối cùng trước khi quân ta rút lên chiến khu Việt Bắc. Các chiến sĩ quyết tử của Trung đoàn Thủ đô đã chiến đấu với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".
Với chi phí sản xuất 20 tỷ đồng, "Đào, Phở và Piano" đã thu về 22 tỷ đồng doanh thu từ bán vé để nộp lại vào ngân sách Nhà nước. Tác phẩm từng giành giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 tổ chức ở Đà Lạt tháng 11/2023 và Cánh diều Bạc 2024 trong lễ trao giải diễn ra vào đầu tháng 9 ở Nha Trang.

Đặc biệt, bộ phim đã được chọn là đại diện Việt Nam dự vòng sơ tuyển của giải Oscar 2025 ở hạng mục Phim truyện quốc tế. Mặc dù là một hiện tượng lúc đó, nhưng đáng tiếc là khâu phát hành vẫn chưa được làm tốt nên rất nhiều khán giả đã bỏ lỡ bộ phim này.
"Đào, Phở và Piano" sẽ được phát sóng trên Đài Hà Nội
"Đào, Phở và Piano" tuy chưa phải là một bộ phim điện ảnh xuất sắc nhưng lại là một phim rất có ý nghĩa về con người, cuộc sống, văn hóa và ý chí Hà Nội, về một Thăng Long luôn kiêu hùng và hào hoa. Tại thời điểm này, nhân dịp kỉ niệm 70 năm tiếp quản Thủ đô, bộ phim lại càng được quan tâm khi Đài Hà Nội sẽ là đài đầu tiên phát sóng rộng rãi trên truyền hình vào tối ngày 9/10 trên kênh H1 và ngày 10/10 trên kênh H2.
Phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện giải trí mà còn mang đậm giá trị lịch sử, giáo dục. Qua đó, khán giả sẽ hiểu rõ hơn về quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Với những thước phim được đầu tư kỹ lưỡng, cùng với phần âm nhạc sống động, “Đào, Phở và Piano” mang đến cho khán giả những trải nghiệm thị giác và âm thanh tuyệt vời.

Việc phát sóng bộ phim đúng vào tháng 10 lịch sử là điều vô cùng ý nghĩa. Ông Vi Kiến Thành (Cục trưởng Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: "Vì ý nghĩa 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Cục Điện ảnh ủng hộ đề xuất của Đài Hà Nội là chiếu bộ phim “Đào, Phở và Piano” vào ngày mùng 9 và mùng 10 để nhân dân Thủ đô được xem bộ phim về 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1946-1947".
"Đào, Phở và Piano" là một hiện tượng thú vị của điện ảnh Việt khi có nhiều yếu tố bất ngờ làm cho phim trở nên đáng chú ý, nhưng trên hết bộ phim đã đưa đến cho tất cả chúng ta những giá trị của hòa bình. Và ngày kỷ niệm của Hà Nội là một nguyên cớ đặc biệt để phim trở lại màn ảnh.
Hai nhà sản xuất đứng sau các bộ phim nổi tiếng 'Quật mộ trùng ma' và loạt phim 'Vùng đất quỷ dữ” là Kim Young Min và Leonard Haddad sẽ tham gia Genre Film Project Workshop trong khuôn khổ DANAFF III.
J-Hope, thành viên của nhóm nhạc BTS, vừa khép lại chuyến lưu diễn đầu tiên “HOPE ON THE STAGE” Anh đã tạo nên lịch sử khi trở thành nghệ sĩ solo K-pop đầu tiên bán hết vé đạt tỉ lệ 100%, tại một buổi hòa nhạc ở sân vận động tại Mỹ.
'Superman' 2025 là một trong những dự án về siêu anh hùng đáng mong đợi trong mùa hè năm nay, không chỉ về mặt hình ảnh và kỹ xảo mà còn là một câu chuyện hấp dẫn và khác biệt so với những phiên bản trước đây.
Công Trí đã khéo léo đưa lụa Lãnh Mỹ A lên một tầm cao mới, khẳng định sự giao thoa giữa di sản văn hóa và tư duy thiết kế đương đại trong Bộ sưu tập Thu Đông 2025 được giới thiệu trên tạp chí Vogue.
Báo Nhân dân cùng IB Group tiếp tục ra mắt sản phẩm âm nhạc mới “Victory – Bond in Vietnam”, ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc nổi tiếng thế giới Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Bộ phim “Khi cuộc đời cho bạn quả quýt” đã nhận 8 đề cử tại Giải thưởng Nghệ thuật Baeksang lần thứ 61.
0