Kiểm soát chặt hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Nếu bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả với những mỹ phẩm thương hiệu Nhật được ưa chuộng tại Việt Nam. Theo chuyên gia Nhật Bản, những sản phẩm bị làm giả giống đến 90%, chủ yếu vi phạm liên quan đến thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.
Bà Miho Misawa - Trưởng phòng quốc tế, Công ty Daiichi Sankyo Nhật Bản cho hay: "Khi người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả, sử dụng hàng giả mà không đạt được hiệu quả, niềm tin vào thương hiệu sẽ giảm sút và khách hàng có thể rời bỏ. Hàng giả thường không được kiểm soát chất lượng, do đó có nguy cơ gây hại đến sức khỏe".
Dù số vụ việc do lực lượng quản lý thị trường và cảnh sát kinh tế phát hiện giảm nhưng tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử tăng so với cùng kỳ năm ngoái 2023.
Theo Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội, chỉ trong tháng 11/2024, các cơ quan chức năng đã xử lý 1.801 vụ vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, thu nộp ngân sách 415 tỷ đồng. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là quần áo thời trang, tất, giày dép, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ tùng ô tô.
Ông Đặng Văn Dũng – Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết: "Buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên môi trường số đã diễn biến phức tạp. Theo chúng tôi giải pháp then chốt trọng tâm vẫn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và cả người tiêu dùng khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử phát triển lành mạnh, bền vững".
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 119 yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử. Với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, việc kiểm soát hàng hóa kinh doanh trên môi trường online, kiểm tra chất lượng hàng hóa, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.
Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.
Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.
Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
0