Kiểm soát chất lượng trà sữa khu vực xung quanh trường học

Trà sữa là loại đồ uống giải khát được nhiều học sinh đặc biệt yêu thích. Vậy nên việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ cơ sở vật chất đến nguyên liệu chế biến được quan tâm.

Từ tháng 8/2024, thành phố Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học.

Khu vực phường Hà Cầu, quận Hà Đông, là nơi tập trung nhiều quán cà phê, trà sữa với đối tượng khách hàng phần lớn là học sinh, sinh viên. Tất cả các khâu pha chế tại cơ sở kinh doanh trà sữa đều bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, với nguồn nguyên liệu đầu vào được theo dõi chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Từ tháng 8/2024, thành phố Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học. 

Anh Phạm Đắc Cường, quản lý cơ sở kinh doanh trà sữa, cho biết: "Cơ sở cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về tất cả các nguyên vật liệu, các công cụ, dụng cụ để phục vụ khách hàng. Các sản phẩm cận date sẽ được huỷ trong ngày".

Quận Hà Đông hiện có 62 cơ sở kinh doanh trà sữa, trong đó có 35 cơ sở thuộc cấp thành phố quản lý và 27 cơ sở thuộc cấp quản lý của quận. Phần lớn những cơ sở kinh doanh trà sữa đều thuộc một hệ thống, hoặc là cơ sở nhượng quyền, yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng hàng đầu.

Chị Trần Diệu Anh Thư, quản lý cơ sở kinh doanh trà sữa, cho biết: "Mỗi ngày bên mình đều có người đến bất chợt để kiểm tra vệ sinh, tất cả các nhân viên đều có danh sách vệ sinh để thực hiện công việc đó trong ngày".

Tất cả các yếu tố từ cơ sở vật chất, nguyên vật liệu đến con người của các cơ sở kinh doanh trà sữa đã đáp ứng được các quy định cần có.

"Các cơ sở này đa phần là các cơ sở kinh doanh theo chuỗi và một số cơ sở là nhượng quyền thương hiệu nên các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cơ bản được bảo đảm. Hàng năm chúng tôi có tham mưu với UBND quận Hà Đông ban hành các kế hoạch kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm chung trên địa bàn quận", ông Đỗ Văn Tuấn,  Phó trưởng phòng Y tế quận Hà Đông, cho hay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.

TAND TP. HCM xác định trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - những con số rất lớn trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

Khoảng 4 giờ sáng 19/9, cầu Ngòi Móng (đoạn km 0+250), trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình đã bị lún và sập, hiện không có thiệt hại về người.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Quảng Ngãi đã có mưa lớn trên diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương tập trung biện pháp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là tình trạng mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ quét.

Vào 10 giờ sáng nay, bão số 4 di chuyển với vận tốc 20-25km/h, tâm bão nằm trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.