Kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết bằng nhiều giải pháp
Chỉ tính riêng tuần qua, thành phố đã ghi nhận thêm gần 2.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 1,5 lần so với tuần trước đó. Cộng dồn trong 9 tháng đầu năm 2023, Hà Nội ghi nhận trên 15 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó có 3 ca tử vong. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thạch Thất, Hà Đông. Toàn thành phố hiện còn 289 ổ dịch sốt xuất huyết đang lưu hành tại 28 quận, huyện, thị xã.
Bắc Từ Liêm có khoảng 2.100 nhà cho thuê riêng lẻ, hơn 900 công trình nhà ở, 108 dự án đầu tư xây dựng đang tổ chức thi công, đây là một địa bàn phức tạp, diện tích rộng, dân cư đông, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết đã được quận tập trung phòng chống.
Trước thực tế đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cho rằng, điều kiện thời tiết, mật độ dân số đông, giao thương đi lại nhiều là những lý do khách quan khiến gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà yêu cầu, ngay sau đây 30 quận, huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết một cách chi tiết, cụ thể, trong đó yêu cầu nội dung truyền thông phải tới được từng người dân. Đơn cử như có thể chia theo nhóm Zalo từ 30-50 hộ dân/nhóm và phân công người phụ trách. Khi đi kiểm tra, nếu phát hiện hộ dân nào vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh hoặc khi phát hiện ca bệnh sẽ đưa lên nhóm để mọi người cùng biết. Việc truyền thông phải trực tiếp, sâu sát, dễ hiểu, hiệu quả và khẩn trương. Các địa phương tùy theo tình hình địa bàn, dân cư để lựa chọn sao cho phù hợp. Hiện đã có các văn bản chỉ đạo của thành phố và hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội về công tác phòng, chống sốt xuất huyết, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội làm đầu mối theo dõi, kiểm soát và đánh giá nội dung thực hiện đợt cao điểm truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết đối với các địa phương. Cuối tháng 10-2023, thành phố sẽ tổ chức giao ban để đánh giá các nội dung mà các quận, huyện, thị xã đã triển khai trong đợt cao điểm này.
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0