Kiểm soát hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Ví dụ những mỹ phẩm thương hiệu Nhật được ưa chuộng tại Việt Nam, nếu bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt. Theo chuyên gia Nhật Bản, những sản phẩm trưng bày tại đây bị làm giả giống đến 90%, chủ yếu vi phạm liên quan đến thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.
Bà Miho Misawa - Trưởng phòng quốc tế, Công ty Daiichi Sankyo Nhật Bản cho hay: "Khi người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả, sử dụng hàng giả mà không đạt được hiệu quả, niềm tin vào thương hiệu sẽ giảm sút và khách hàng có thể rời bỏ. Hàng giả thường không được kiểm soát chất lượng, do đó có nguy cơ gây hại đến sức khỏe".
Dù số vụ việc do lực lượng quản lý thị trường phát hiện giảm nhưng tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử tăng so với cùng kỳ năm ngoái 2023.
Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: "Chúng tôi thấy rằng còn có rất nhiều người tiêu dùng mua hàng hóa trôi nổi do nghe quảng cáo rất hay. Ví dụ quảng cáo trên mạng và mình không kiểm tra được sự chính thống, xác thực của người bán. Chỉ vì rẻ thôi mà mua nên nguy cơ rất cao. Chúng ta trước khi mua gì nên tìm hiểu từ hãng xem họ bán ở đâu, phân phối như thế nào".
Theo Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, tính riêng trong tháng 11 năm 2024, các cơ quan chức năng đã xử lý hơn 1.800 vụ vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, thu nộp ngân sách 415 tỷ đồng. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là quần áo thời trang, tất, giày dép, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ tùng ô tô.
Ngày 25/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 119 yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử. Với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, việc kiểm soát hàng hóa kinh doanh trên môi trường online, kiểm tra chất lượng hàng hóa, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.
Tại TP. HCM, nhờ vận dụng có hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội, ủy quyền để các quận, huyện chủ động điều chỉnh giá đất và giải ngân đền bù, do đó, nhiều dự án giao thông đã tái khởi động. Trong đó có dự án Vành đai 2 thành phố Thủ Đức.
Sáng 7/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ (CLB) Thăng Long nhân dịp xuân Ất Tỵ - 2025.
Sáng 7/1, Báo điện tử Tiền phong long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra mắt (09/01/2005 - 09/01/2025) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đánh dấu bước phát triển mới của báo điện tử nói riêng và thương hiệu báo Tiền phong nói chung trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tòa soạn mạnh mẽ, hướng tới “Kỷ nguyên số - Dẫn dắt thông tin”.
Sáng 7/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng 7/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng nay, Sở Nội vụ thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị, cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên.
0