Kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp 'Tết lại'

Hàng năm, sau khi hết ba ngày Tết Nguyên Đán, từ Mùng 4 đến ngày 22 tháng Giêng Âm lịch, dân làng tại một số xã thuộc huyện Sóc Sơn lại tưng bừng tổ chức ăn 'Tết lại'. Đây là tập quán lâu đời với các nghi thức, cỗ bàn như Tết Nguyên đán. Chính vì vậy, tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia gia tăng đáng lo ngại, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về trật tự, an toàn giao thông.

Tương truyền, "Tết lại" bắt nguồn từ sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu -1789. Khi tết đã qua, vua Quang Trung cho phép binh sĩ và nhân dân ăn Tết lại để có một cái Tết trọn vẹn, trong niềm vui chiến thắng. Trong mâm cỗ vào dịp "Tết lại" thường niên, không thể thiếu chén rượu, cốc bia...

Chủ động trước diễn biến tình hình vi phạm giao thông sẽ gia tăng trong dịp sau tết Nguyên đán, Công an huyện Sóc Sơn đã phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Đồng thời, bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm về giao thông trật tự, nhất là người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn… Điển hình như chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, chốt kiểm tra nồng độ cồn tại tuyến đường 286 đi qua xã Phù Lỗ, Đông Xuân, Kim Lũ và xã Xuân Thu, Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Sóc Sơn đã phát hiện và  xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Vào ngày "Tết lại", gia chủ sẽ làm đủ mọi cách để níu chân anh em, bạn bè, và vì lý do tình cảm, nhiều người rất ngại từ chối việc uống bia, uống rượu. Với nhiều người dân nơi đây, "Tết lại" là cơ hội để làng này mời làng kia ăn uống, giao lưu. Nhưng với một số người khác, tục "Tết lại" cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống, công việc, nhất là khi, vừa ăn Tết lại xong, việc đi lại trở nên nguy hiểm và bị cảnh sát giao thông xử phạt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (5/11), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Quốc Oai.

Tối 4/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh". Tham dự sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Trong chuỗi chương trình "Hành trình 20+", Hồ Ngọc Hà đã đến thăm và trao học bổng cho một bé trai mồ côi cha ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cô xúc động bật khóc khi lắng nghe về những khó khăn mà gia đình bé trai phải đối mặt.

Công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có thông tin về vụ sập nhà xảy ra trên địa bàn. Theo đó, nhiều người dân đã kịp chạy thoát nên không gây thiệt hại về người.

Hình thành thói quen tiết kiệm từ nhỏ, xây dựng được phương án chi tiêu thông minh, giúp trẻ học cách suy nghĩ cẩn thận, biết trân trọng giá trị đồng tiền và sức lao động, từ đó hình thành thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đối với các hành động của mình, góp phần xây dựng tính cách tự lập trong tương lai.

Hơn một năm sau khi ra mắt “Tổ liên gia an toàn PCCC” trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã có hàng nghìn mô hình được thành lập.