Kiểm tra công tác phổ cập giáo dục các cấp

Đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã về kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp học tại Quận Ba Đình.

Đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT do bà Trần Thị Thu Hà, Chủ tịch Công đoàn ngành GDĐT làm trưởng đoàn. Đoàn đã chia thành 04 nhóm thực hiện kiểm tra hồ sơ, sổ sách về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp học của các phường trên địa bàn Quận.
Hồ sơ của các phường được sắp xếp khoa học để đón đoàn.
Sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của Quận cũng như các phường và những thay đổi tích cực trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù của Phòng GDĐT cùng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Ba Đình.
Bên cạnh đó, trưởng đoàn kiểm tra đánh giá cao các đơn vị đã bám sát Nghị định số 20/2014/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, điều tra chính xác và có độ tin cậy khi so sánh số liệu tại các biểu bảng khớp với thực tế.
Đoàn kiểm tra hồ sơ cấp mầm non đối với phường Trúc Bạch, Đội Cấn, Thành Công.

Đoàn kiểm tra cũng kiến nghị một số nội dung nhằm nâng cao hơn nữa công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như: Cần liên tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện và bảo quản các hồ sơ, báo cáo; Có kế hoạch sắp xếp giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với lớp 4 theo chương trình GDPT2018; Thống kê số lượng người khuyết tật để phổ cập giáo dục; sự vào cuộc của Trung tâm giáo dục thường xuyên dạy xóa mù chữ.

Bà Phạm Thị Diễm, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (Trưởng ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ quận) đã gửi lời cảm ơn tới đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội. Tiếp thu những ý kiến đánh giá, chỉ đạo, định hướng và tiếp tục phối hợp với Phòng GDĐT để thực hiện tốt hơn nữa công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trên toàn Quận.
Kết luận kết quả kiểm tra phổ cập giáo dục, xoá mù chữ năm 2022, Quận Ba Đình đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục 14/14 phường, trong đó đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp.

Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GDĐT tại địa chỉ https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn sẽ mở. Học sinh lớp 12 của Hà Nội và cả nước sẽ được thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ ngày 24-28/4 trên hệ thống.

Ngày nay, việc sở hữu một tấm bằng IELTS trở nên quan trọng đối với nhiều người, cả về mục đích học tập hay công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thật sự của việc học IELTS.

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13, Bộ GD&ĐT đề xuất sửa đổi tiêu chuẩn về quy mô của trường tiểu học.

Sáng 21/4, Ngày hội Văn hóa Việt - Ấn đã được Trung tâm Văn hóa Ấn Độ thuộc Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức tại Trường Tiểu học Toronto Hà Nội. Những sắc màu đa dạng của văn hoá Ấn Độ đã được giới thiệu tới các thầy, cô giáo và các em học sinh thông qua nhiều tiết mục biểu diễn, trải nghiệm ẩm thực, cùng các gian hàng nghệ thuật và thủ công.

Xác định công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã chú trọng triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô”. Thông qua mỗi tiết học, các nhà trường đã cụ thể hóa, lồng ghép giáo dục nếp sống cho học sinh bằng nhiều hình thức. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong ứng xử, giao tiếp cho học sinh.