Kiến nghị Chính phủ thanh tra toàn diện nhà ở xã hội

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội, tại một số địa bàn tăng cao đột biến, phi lý. Theo báo cáo thẩm tra, giá đất nền có dấu hiệu tăng trở lại ở các thành phố lớn, thậm chí tăng giá cao cục bộ do đầu cơ, gây ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở của người dân và người lao động.

Thanh tra toàn diện nhà ở xã hội.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế đánh giá xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, tình trạng đầu cơ đất đai dẫn đến nhiều hệ lụy như người có nhu cầu thực không thể tiếp cận đất đai trong khi đất đai bị bỏ hoang. Nguồn lực xã hội, thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị “chôn” vào đất và làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Ngoài ra, người có nhu cầu mua nhà ở, đất ở thực sự đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ, người nghèo đang phải chi trả nhiều hơn cho nhu cầu về nhà ở khiến tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng trầm trọng.

Do đó, Ủy ban Kinh tế có ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá và có giải pháp ổn định tình hình, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua, xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với những quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới.

Các Sở ngành chức năng đã đề xuất UBND Thành phố thu hồi ba dự án tại quận Nam Từ Liêm do chủ đầu tư để đất hoang hóa hàng chục năm không triển khai dự án, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn tồn tại hàng trăm dự án nhà chung cư có vi phạm về quy hoạch, thiết kế xây dựng, nghĩa vụ tài chính hay phòng cháy chữa cháy khiến người mua nhà không được cấp sổ hồng.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã qui định rõ đơn vị kinh doanh bất động sản nếu không cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua sẽ bị phạt tùy theo mức độ vi phạm.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, mặt bằng giá chung cư trong thời gian tới vẫn khó giảm nhiệt.

Tính từ trung tuần tháng 3/2024 đến nay, cả nước có thêm 4 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành với quy mô 6.950 căn, nâng tổng quỹ căn nhà ở xã hội lên 418.200 căn.