Kiến nghị tăng mức hỗ trợ cho HS, SV tham gia BHYT

Chiều 31/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Góp ý vào dự án Luật, nhiều Đại biểu Quốc hội kiến nghị tăng mức hỗ trợ để cho học sinh, sinh viên (HS, SV) tham gia BHYT.

Góp ý về các chính sách có liên quan đến bảo hiểm y tế đối với học sinh, Đại biểu Trần Thị Thu Hằng - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề nghị cần nghiên cứu để lựa chọn hình thức đóng cho phù hợp, có thể có phương án để học sinh được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, trong đó vừa được nhà nước hỗ trợ đóng và được giảm trừ mức đóng theo thứ tự.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Đại biểu Châu Quỳnh Dao - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang phát biểu: về quy định mức đóng của học sinh, sinh viên bằng 4,6% mức lương cơ sở, đông đảo cử tri cho rằng mức đóng đó vẫn cao so với thu nhập của họ. Do đó, đại biểu Châu Quỳnh Dao mong  Ban soạn thảo cân nhắc giữ theo quy định hiện hành, đồng thời kiến nghị Nhà nước tiếp tục tăng mức hỗ trợ NSNN tối thiểu là 50% cho các học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Bởi vì đây là một trong những tiền đề rất quan trọng tiến tới đạt được mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân.

Đại biểu Châu Quỳnh Dao - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị tăng hỗ trợ mức đóng lên 50% và đóng theo cơ sở giáo dục đào tạo mà không để tự lựa chọn hình thức đóng. Như vậy sẽ kéo theo 2,8% số học sinh, sinh viên còn lại chưa tham gia sẽ tham gia bảo hiểm y tế.

Phát biểu tranh luận về nội dung này, Đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cho rằng học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng đóng tại đơn vị trường học, nhưng trên thực tế quy định này có những khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện. Đại biểu cho biết quy định tham gia bảo hiểm y tế là bắt buộc nhưng lại không có chế tài để xử lý khi học sinh, sinh viên không tham gia đóng bảo hiểm y tế.

“Xét cho đến cùng thì học sinh, sinh viên vẫn lệ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Việc điều chỉnh về mức đóng theo hộ gia đình sẽ tạo được sự công bằng và không còn sự so sánh như hiện nay đang xảy ra, đồng thời ngân sách nhà nước cũng không cần phải nâng lên 50% để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên”, đại biểu Nguyễn Duy Minh nêu quan điểm. Ngoài ra, để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên, đại biểu đề nghị tiếp tục phân bổ kinh phí theo số lượng học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế tại từng trường.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng

Tranh luận vấn đề đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình hay theo đơn vị trường học, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho biết, qua tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre thường xuyên nhận được kiến nghị của cử tri đề nghị đối tượng này nên quy định theo hướng có quyền lựa chọn tham gia ở nhà trường hoặc theo hộ gia đình. Bởi, theo quy định của luật hiện hành, đối tượng này nhà nước chỉ hỗ trợ 30% mức đóng; còn đối với đối tượng đóng theo hộ gia đình, người thứ hai chỉ đóng 70%, người thứ ba chỉ đóng 60%, người thứ tư đóng 50% và người thứ năm trở đi đóng 40%. Theo quy định, đối tượng học sinh, sinh viên chỉ được tham gia theo đơn vị nhà trường mà không được tham gia theo hộ gia đình.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre

Các kiến nghị này đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu, đưa vào trong dự thảo luật lần này. Cử tri bày tỏ phấn khởi, nhưng báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội và một vài đại biểu cho rằng chưa cần thiết phải sửa đổi, bởi quy định này đang thực hiện ổn định và đề nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ đối với đối tượng này để giảm chi phí của gia đình phải đóng mà không cần quy định lựa chọn phương thức đóng.

“Cả hai phương án Chính phủ trình hoặc quan điểm của Ủy ban xã hội đều có lợi cho đối tượng học sinh, sinh viên, tôi đề xuất giữ như dự thảo trình Quốc hội; hoặc nếu chọn phương án cơ quan thẩm tra nêu, Chính phủ phải có cam kết tăng mức hỗ trợ của nhà nước lên ít nhất là 50%, để tránh trường hợp khi Luật thông qua rồi đến khi ban hành vẫn giữ như mức hỗ trợ cũ, đại biểu Quốc hội cũng không biết phải giải trình đối với cử tri như thế nào”, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi nêu quan điểm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng sớm 23/12, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai xuống -1 độ C, khiến băng giá tiếp tục xuất hiện tại nơi đây.

TP. HCM đang là 1/21 địa phương có tỷ suất sinh thấp nhất cả nước, khoảng 1,32 con/phụ nữ.

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt cho biết sẽ tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo kết quả một cuộc điều tra từ các độc giả do tạp chí Mỹ US News & World Report công bố mới đây, Việt Nam vinh dự góp mặt trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.

Theo quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp, tại Thông tư 55 năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải, sẽ có 3 loại phương tiện bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.

Từ ngày 1/1/2025, hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp loại hạnh kiểm. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, phụ huynh giao xe cho học sinh khi chưa đủ tuổi.