Kiên quyết xử lý dứt điểm vướng mắc sáu dự án
Từ thời điểm kết thúc phiên họp thứ ba vào đầu tháng 2 đến nay, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục tiếp nhận 30 kiến nghị của 30 nhà đầu tư; trong đó 21 kiến nghị đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị rà soát, báo cáo.
Tại phiên họp lần này, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cùng thành viên trong Tổ công tác đặc biệt đã trực tiếp nghe 6 đề xuất, kiến nghị của 6 doanh nghiệp trên địa bàn, liên quan về các vấn đề đầu tư, mặt bằng của các dự án, bao gồm:
Đối với Dự án Công viên hồ điều hòa Thạch Bàn, của Công ty cổ phần công viên Thạch Bàn, tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên theo hình thức xã hội hóa. Dự án kéo dài đã 10 năm. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu: quận Long Biên khẩn trương rà soát, nghiên cứu lại, trao đổi, đánh giá lại năng lực cụ thể với doanh nghiệp có thể tham gia tổng thể Dự án hay một phần và đến hết tháng 4, quận Long Biên phải trả lời chính thức cho doanh nghiệp.
Còn với Dự án nhà ở thấp tầng, kết hợp thương mại, dịch vụ làng nghề truyền thống Vạn Phúc - Trí Đức của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại An Thái tại quận Hà Đông có quá trình triển khai kéo dài (khoảng 17 năm) qua các thời kỳ pháp luật khác nhau. Tổ công tác thống nhất về sự cần thiết phải rà soát sự phù hợp với các quy định pháp luật qua các thời kỳ và quy định pháp luật hiện hành như đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, nếu chuyển một phần sang dự án án nhà ở theo đề xuất thì phải đấu thầu quỹ đất, còn triển khai theo phương án trước đây là trung tâm thương mại dịch vụ thì các ngành cần phối hợp rà soát, báo cáo UBND Thành phố trong Quý II/2024.
Về dự án Khu nhà ở Mai Lâm - Đông Anh, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Ba Đình tại huyện Đông Anh, kiến nghị không phải nộp số tiền gia hạn là 963,4 triệu đồng theo thông báo của Chi cục thuế Đông Anh, đồng thời phần nghĩa vụ tài chính mà Công ty đã nộp vào ngân sách 1.990,7 triệu đồng sẽ được tính vào thời gian 24 tháng kể từ khi điều chỉnh Quy hoạch phân khu đô thị N9 được phê duyệt.
Doanh nghiệp này cũng đề nghị Thành phố xem xét tính thời gian gia hạn sử dụng đất 24 tháng kể từ khi quy hoạch phân khu đô thị N9 được phê duyệt, vì trong thời gian chờ phê duyệt, Công ty không thể triển khai hoạt động đầu tư xây dựng nào; Đề nghị tách riêng phần phê duyệt điều chỉnh quy hoạch dự án thành một hạng mục mà không ghép chung với điều chỉnh ranh giới khu quy hoạch 2 và 3 của Quy hoạch phân khu đô thị N9; Đề nghị cho phép thi công xây dựng song song với điều chỉnh Quy hoạch phân khu đô thị N9 để rút ngắn thời gian. Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Ba Đình tại huyện Đông Anh cam kết khi đủ điều kiện pháp lý sẽ tập trung nguồn lực thi công xây dựng và cung cấp thông tin thực hiện các công việc cần thiết cập nhật dự án vào Quy hoạch phân khu đô thị N9.
Trước những kiến nghị của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Ba Đình, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, theo Quy hoạch phân khu đô thị N9 được phê duyệt năm 2013 chưa cập nhật đầy đủ dự án và có 01 tuyến đường chạy cắt qua Dự án (chiếm diện tích khoảng 1.100m2). Do đó, dự án này đã dừng triển khai từ đó đến nay và được giao cho UBND huyện Đông Anh kiểm tra, rà soát, nghiên cứu cụ thể các nội dung đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư thôn Lộc Hà (xã Mai Lâm) liên quan đến việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9, từ đó đề xuất điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N9.
Chỉ đạo liên quan nội dung kiến nghị của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Ba Đình, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết đối với đề nghị của Nhà đầu tư liên quan đến thời gian gia hạn sử dụng đất; Sở Tài chính, Cục Thuế Thành phố xem xét, giải quyết về nội dung Công ty kiến nghị liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trong thời gian gia hạn sử dụng đất; Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát thời hạn dự án đầu tư đã cấp để điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có), làm cơ sở để hướng dẫn Công ty tiếp tục phối hợp với các đơn vị triển khai theo quy định.
Liên quan Dự án Tòa nhà hỗn hợp, văn phòng, dịch vụ (thương mại, khách sạn căn hộ), nhà ở và nhà trẻ - Dreamland Plaza 23 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) và phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm), chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Vinaland đề xuất được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tính tiền sử dụng đất bổ sung tại dự án và đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan thuế tạm dừng gửi các văn bản thông báo về việc nợ nghĩa vụ tài chính của dự án do đang rà soát theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Về nội dung này, Cục Thuế Thành phố có ý kiến, việc thông báo nợ nghĩa vụ tài chính đối với nhà đầu tư là tuân thủ theo theo quy định pháp luật về quản lý thuế, kiểm toán. Tuy nhiên, sau khi nghe Đđại diện doanh nghiệp báo cáo, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc có ý kiến về thời điểm được cấp thẩm quyền cho phép thay đổi quy hoạch chi tiết xây dựng của Dự án; Sở Xây dựng có ý kiến về sự phù hợp của Giấy phép xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cần chỉ đạo đơn vị tư vấn tập trung rà soát, xây dựng phương án giá đất, báo cáo Hội đồng thẩm định giá đất của thành phố, UBND thành phố trong tháng 5/2024.
Đối với dự án xây dựng bãi đỗ xe tĩnh O1/P1 tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HDT Hà Nội, chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HDT Hà Nội đề nghị Thành phố tháo gỡ những vướng mắc tiến độ triển khai dự án và ban hành quyết định phê duyệt giá đất cụ thể làm cơ sở tính tiền thuê đất hàng năm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư, dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Việc đầu tư Dự án bãi đỗ xe tĩnh dọc đường Võ Chí Công là không phù hợp cảnh quan đô thị, không gian kiến trúc, cần điều chỉnh lại cho phù hợp, đồng bộ với quy hoạch chung.
Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị chuyên môn, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định: hiện nay, nhu cầu đầu tư bãi đỗ xe tại ô đất này là cần thiết. Do đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với UBND quận Tây Hồ nghiên cứu quy hoạch, xây dựng phương án đề xuất địa điểm đỗ xe công cộng cho phù hợp với quy hoạch chúng và không gian kiến trúc.
Công ty Cổ phần Phát triển giáo dục Elite, chủ đầu tư dự án trường TH&THCS tại Khu vực chức năng đô thị Xuân Phương (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) đề nghị UBND thành phố cho phép Công ty tiếp tục thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích đất còn lại. Đối với đề nghị này, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị phối hợp với doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thực hiện nhận chuyển nhượng phần diện tích là đất của hộ gia đình cá nhân (10.161m2/10.762m2) và triển khai dự án. Đối với ô đất dự án xây dựng trường THCS (7.023m2), mà phần lớn diện tích khu đất (5.151m2/7.023m2) là đất do UBND quận Nam Từ Liêm và phường Xuân Phương quản lý, thì phải thực hiện dự án theo quy định (đấu giá, đấu thầu).
Chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp khi chịu ảnh hưởng bởi dự án kéo dài, Chủ tịch UBND thành phố đã trực tiếp trao đổi với chủ đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan về tình hình thực tế vướng mắc của từng Dự án và chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức kiểm tra, rà soát các vướng mắc trong đầu tư; đồng thời, linh hoạt thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa trong giải quyết các thủ tục về đầu tư dự án, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách và các giải pháp hỗ trợ, đảm bảo lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.
Đối với những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị Văn phòng UBND Thành phố tổng hợp và sớm báo cáo Chính phủ và Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết tháo gỡ.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0