Kiên trì xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Đến dự Hội nghị, về phía Trung ương có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cùng đại diện các ban, ngành Trung ương; các tổ chức quốc tế. Về phía thành phố Hà Nội có: Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện thành phố.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, văn hóa Thủ đô đóng góp vai trò quan trọng, không chỉ trực tiếp mà theo thời gian, nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa của văn hóa và phát triển con người của Hà Nội ngày càng sâu sắc, toàn diện, cập nhật xu thế phát triển của thế giới. Theo Phó Bí thư Thành ủy, nhận thức về phát huy văn hóa trong xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô đã được lãnh đạo thành phố luôn quan tâm trong suốt 70 năm qua, đặc biệt, trong 40 năm đổi mới, trải qua 8 kỳ Đại hội liên tiếp, Thành ủy luôn có chương trình, kế hoạch về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội bên cạnh chương trình về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Điều đó chứng tỏ sự kiên trì, bền bỉ trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển về văn hóa, xây dựng con người Hà Nội trong nhiều nhiệm kỳ. Khi có Nghị quyết 33-NQ/TW, Hà Nội đã triển khai nghiêm túc, vận dụng sáng tạo trên tinh thần nêu cao vai trò, trách nhiệm của Thủ đô.
Trong 10 năm qua, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song Thủ đô đã ra sức phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực với những kết quả nổi bật. Thành ủy tiếp tục quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo những chủ trương, quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam của Trung ương, kế thừa và phát huy tốt những thành tựu đạt được sau 15 năm Hà Nội thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), khẳng định cách làm sáng tạo, hiệu quả và phù hợp với tình hình cụ thể của Hà Nội, từng bước đáp ứng yêu cầu cũng như xu thế của thời đại.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND TP, Sở Văn hóa - Thể thao, các sở, ban, ngành của thành phố quan tâm lãnh đạo để sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Phải xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội thực sự tiêu biểu cho văn hóa cả nước với việc triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng về phát triển văn hóa, con người. Đồng thời tiếp tục rà soát, bổ sung quan điểm, tư tưởng, định hướng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên cơ sở những kết quả đã đạt được của các cơ quan, đơn vị, địa phương để các quận, huyện, thị xã, các ngành cập nhật vào quy hoạch của ngành mình, để sắp tới khi hai Quy hoạch được phê duyệt sẽ triển khai đồng bộ. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa theo hướng liên thông và tích hợp thành hệ thống. Lưu ý đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, quản lý văn hóa một cách chuyên nghiệp còn thiếu, hạn chế, do đó bỏ lỡ nhiều cơ hội, không khích lệ được sự sáng tạo trong xã hội, Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu, phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.
Bên cạnh đó, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, thành phố Hà Nội sẵn sàng thử nghiệm các chính sách mới liên quan đến vấn đề văn hóa để phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh, nhất là đầu tư công, quản trị tư, nhượng quyền, liên kết. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục bởi đây vừa lợi thế và cũng là trách nhiệm của Hà Nội với cả nước.
Đặc biệt, thành phố quan tâm tới xây dựng chiến lược, tầm nhìn phát triển văn hóa phù hợp với xu thế của thời đại như việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai được thực hiện nhất quán từ thành phố tới cơ sở gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị các cấp, xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa, tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Qua đó, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò và nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được nâng lên rõ rệt; sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ, khá toàn diện, đạt và vượt chỉ tiêu trên nhiều lĩnh vực. Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về văn hóa ngày càng đi vào nền nếp, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý; chú trọng thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động văn hóa, thu hút mạnh mẽ nhiều nguồn lực của xã hội tham gia vào tiến trình thúc đẩy quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Biểu dương những kết quả thành phố đạt được trong xây dựng văn hoá, phát triển con người Thủ đô, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh thành phố Hà Nội không chỉ bám sát tinh thần Nghị quyết mà còn có nhiều cách làm sáng tạo để văn hóa thực sự trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Phó Bí thư Thành uỷ yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc chủ trưởng, đường lối quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 33, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát biểu kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cùng với đó là tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành tập trung cụ thể hóa, đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống; tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Tại Hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã tặng bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân có thành tích trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 3. UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 41 tập thể, 41 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Nghị quyết.
Ngày 3/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ đối với: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân về hành vi Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.
Sáng 3/12, TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên án phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan khác. Cùng với bản án tử hình, bà Trương Mỹ Lan phải chịu hơn 674 tỷ đồng tiền án phí dân sự.
Khoảng 17h chiều nay 03/12 trên đường Nguyễn Viết Thứ, xã Song Phương, huyện Hoài Đức đã xảy ra đám cháy do người dân thu gom, đốt cành củi cây khô. Đám cháy này đã lan sang hệ thống dây diện gây ảnh hưởng đến an toàn dân sinh cũng như mạng lưới điện trong khu vực.
5 người bị tạm giữ vì có sai phạm liên quan việc trả giá đến 30 tỷ đồng một m2 ở huyện Sóc Sơn để "không cho lô đất được trúng đấu giá thành công".
Ngày 26/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo luật này, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim chịu mức thuế suất VAT là 10%, tăng 5% so với trước đây. Việc tăng thuế có thể tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách, nhưng với ngành điện ảnh, tăng thuế sẽ tăng áp lực, tăng thêm khó khăn.
Theo người dân xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, trên đường Lý Thánh Tông hiện có nhiều hố ga bị mất nắp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là khi trời mưa hoặc ban đêm khó quan sát.
0