Kiến trúc độc đáo của Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Trải qua hơn 1000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, trang nghiêm. Xây dựng trên khu đất hình chữ nhật dài 300m, rộng 70m, di tích được chia thành 5 lớp không gian.
Một điều tạo nên Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn liền với hai chữ "độc đáo" đó là các công trình đều được làm bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài mang những nét đặc trưng của kiến trúc nghệ thuật của thời Lê, Nguyễn.
Năm 2010, 82 tấm bia tiến sĩ đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Năm 2012, Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Nội, hằng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hoá lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.
Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.
Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Chiều 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lần đầu tiên công chúng được vào tham quan hai công trình lịch sử nổi bật của Hà Nội là Bắc Bộ Phủ và tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.
0