Kinh doanh số không chỉ là bán hàng online
Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại Việt Nam, đặc biệt là những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang năm 2023.
Thương mại điện tử Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD.
Tuy nhiên, song song với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, cần định hướng để doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững hơn. Từ đó, giúp thúc đẩy kinh tế số tăng trưởng vững chắc, dài hạn trong thời gian tới.
Nhận thấy tiềm năng từ hoạt động chuyển đổi số, bán hàng trên các kênh thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng để phát triển các hoạt động khác của mình từ quản trị số, thanh toán số đến tiếp thị số,… để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thế nhưng còn nhiều khó khăn của doanh nghiệp trong tận dụng thương mại điện tử cần được hóa giải, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Chia sẻ tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến, các chuyên gia khuyến nghị, cần có những giải pháp số, trong đó là các đơn vị đồng hành và đội ngũ chuyên gia - những người kiến trúc sư xây dựng doanh nghiệp số để hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngoài việc đầu tư công nghệ thông tin, cần nâng cao các vấn đề về hạ tầng và quan trọng hơn là nhận thức về mặt chiến lược, tầm nhìn, để đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0