Kinh nghiệm dùng thuế điều chỉnh thị trường BĐS trên thế giới

Trên thế giới, thuế bất động sản (BĐS) được đánh giá là một loại thuế quan trọng bởi đây là nguồn thu lớn và thường xuyên được dùng để đầu tư, tu bổ hạ tầng, chi trả cho các dịch vụ, đáp ứng an sinh xã hội tại địa phương. Khi tăng thuế chuyển nhượng sẽ dẫn đến giảm giá bất động sản và số lượng giao dịch trên thị trường.

Xét về hiệu quả thuế bất động sản, hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều đạt mức thu trên 2% GDP. Trong đó Anh, Canada và Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 3% GDP; Australia, Nhật Bản, Israel, Pháp đạt xấp xỉ 2,5% GDP; Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đạt xấp xỉ 0,3% GDP.

Việc thực hiện các chính sách thuế đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều lựa chọn liên quan đến căn cứ tính thuế, đối tượng chịu thuế, mức thuế cụ thể. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, cách thức đánh thuế, cơ sở tính thuế và mức thuế suất được các quốc gia áp dụng cụ thể tùy thuộc vào mục đích của Nhà nước và điều kiện thực tế để đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước địa phương, điều tiết thu nhập của dân cư và đảm bảo công bằng trong xã hội.

Các quốc gia phát triển trên thế giới đã sử dụng thuế tài sản từ rất lâu và lựa chọn các cách thức đánh thuế tài sản khác nhau để thực hiện mục tiêu do Chính phủ đề ra. Theo một nghiên cứu về cách đánh thuế vào đất đai và tài sản đầu tư trên đất tại 122 quốc gia trên thế giới (gồm 33 nước châu Âu, 25 nước châu Á, 25 nước châu Phi, 7 nước châu Đại Dương, 32 nước châu Mỹ) như sau:

  • 44 nước đánh thuế đất theo diện tích;
  • 6 nước đánh thuế đất theo giá trị;
  • 8 nước đánh thuế riêng biệt về đất và tài sản gắn liền với đất;
  • 52 nước đánh thuế theo giá trị bất động sản gồm cả đất và tài sản gắn liền;
  • 4 nước chỉ đánh thuế đối với tài sản gắn liền với đất mà không đánh thuế đất;
  • 37 nước đánh thuế theo giá thuê đối với bất động sản;

Đồng thời, để thực hiện các mục đích điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng, chống đầu cơ và tăng cường hiệu quả sử dụng đất đai, các quốc gia sử dụng các loại thuế đánh trên giá trị tài sản, trên diện tích sử dụng đất hoặc đánh trên thời gian mua bán, chuyển nhượng tài sản, thuế đánh trên sở hữu nhiều tài sản, thuế đánh trên tài sản sử dụng không hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".

25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.

Sáng nay, 16/11, Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.

Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.