Kinh nghiệm trong quốc tế hoá giáo dục đại học

Quốc tế hoá giáo dục, việc các trường đại học uy tín trên thế giới thành lập các chi nhánh quốc tế đã trở thành một giải pháp tạo cơ hội cho sinh viên triển tiếp cận chuyên môn và nguồn lực tiên tiến mà không cần phải đi du học.

Hiện nay, thế giới liên tục biến động, nhu cầu về giáo dục chất lượng cao ngày càng gia tăng ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Sinh viên giờ không chỉ mong muốn theo học các chương trình trong nước mà còn mong muốn học tập các chương trình tiên tiến trên thế giới.

Tại Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học vừa được tổ chức tại trường Đại học Ngoại thương với sự tham gia của gần 100 trường đại học trong nước và quốc tế, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, việc thiết lập các chi nhánh quốc tế được khẳng định đóng vai trò quan trọng trong quốc tế hoá giáo dục ở các nước đang phát triển. Những kinh nghiệm của việc mở rộng giáo dục xuyên quốc gia; cũng như cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam đã được chia sẻ.

Ông Rob Stevens, Tổng Giám đốc Phát triển Đối tác Toàn cầu, Đại học Massey (New Zealand) chia sẻ: "Thông thường một trường đại học có uy tín trên thế giới khi thiết lập các chi nhánh tại một quốc gia khác sẽ có ba giai đoạn: tiếp cận với các trường đại học ở địa phương; xây dựng hoàn thiện hơn hệ sinh thái giáo dục tại các trường đại học địa phương và giai đoạn thứ ba là thiết lập các chi nhánh hoạt động độc lập. Liên kết quốc tế là tương lai của chúng ta. Với kinh nghiệm xây dựng chi nhánh tại Singapore chúng tôi thấy rằng thay vì tự mình xây dựng mọi thứ ở một quốc gia nước ngoài, việc thiết lập một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy với một trường đại học địa phương sẽ tốt hơn nhiều".

PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương cho biết: "Việc hợp tác quốc tế là truyền thống và được nhà trường thúc đẩy rất sớm. Tới nay chúng tôi có gần 300 đối tác trên khắp thế giới. Đến bây giờ không đơn thuần chúng tôi triển khai các chương trình đào tạo hợp tác mà chúng tôi đã phát triển chương trình của chính chúng tôi và được công nhận bởi các trường đối tác".

Khi giáo dục đại học được thực hiện phi biên giới, việc các trường đại học ở Việt Nam tận dụng được cơ hội ở giai đoạn một và giai đoạn hai khi các trường đại học quốc tế tiếp cận với các trường đại học địa phương là rất quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.