Kinh tế Gaza có thể chậm phục hồi

Theo Liên hợp quốc, có thể phải mất nhiều thập kỷ để Gaza khôi phục lại mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trước xung đột. Liên hợp quốc cũng nhận định nhu cầu tài chính cần thiết để tái thiết khu vực này sau cuộc xung đột hiện tại cao hơn đáng kể so với sau cuộc xung đột năm 2014.

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển cho biết cuộc xung đột đã khiến nền kinh tế Gaza giảm 24% GDP và GDP bình quân đầu người giảm 26,1% trong cả năm.

Hội nghị cũng cho biết nếu hoạt động quân sự kết thúc và quá trình tái thiết bắt đầu ngay lập tức và nếu xu hướng tăng trưởng giai đoạn 2007 - 2022 vẫn tiếp tục với tốc độ tăng trưởng trung bình 0,4% thì Gaza có thể khôi phục mức GDP trước xung đột vào năm 2092.

Kinh tế Gaza có thể chậm phục hồi

Theo ước tính, nền kinh tế của Gaza đã rơi vào tình trạng hỗn loạn ngay cả trước khi xảy ra xung đột do lệnh phong tỏa kinh tế của Israel.

Nền kinh tế của khu vực này giảm 4,5% trong ba quý đầu năm 2023. Hai phần ba dân số tại đây sống trong nghèo đói và 45% lực lượng lao động thất nghiệp trước cuộc xung đột.

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển cho biết, tính đến tháng 12/2023, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức hơn 79 %.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 19/12, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Xăng E5RON92 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 20.240 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 380 đồng/lít, giá bán 21.000 đồng/lít.

Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bỏ phiếu thông qua quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Đây là lần giảm lãi suất thứ ba liên tiếp của Fed kể từ tháng 9/2024.

Đây là lần đầu tiên ngành thuế đạt được mức thu này. Với tiến độ này, tính cả dự toán năm 2025, thu ngân sách giai đoạn 5 năm có thể cán đích trên 9 triệu tỷ đồng, vượt 0,7 triệu tỷ so với mục tiêu Quốc hội giao.

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực.

Nhà sản xuất chip nhớ khổng lồ Nhật Bản Kioxia Holdings đã chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Cổ phiếu Kioxia đã tăng 6% trong lần ra mắt thị trường, nâng vốn hóa của công ty lên khoảng 820 tỷ yên (5,34 tỷ đô la Mỹ).

Đề án Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý đang được gấp rút triển khai.