Kinh tế Hà Nội 2025: Kỳ vọng tăng trưởng và đột phá
Sở Công Thương Hà Nội vừa trao danh hiệu "Sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2024" cho 36 sản phẩm từ 25 doanh nghiệp. Trong đó, ngành công nghệ thông tin và công nghệ cao có ba sản phẩm; ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử có 23 sản phẩm; các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, vật liệu xây dựng cũng ghi nhận sự đóng góp đáng kể. Việc công nhận và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố góp phần tăng giá trị thương hiệu. Đây cũng là động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là cho dịp cuối năm này.
Bà Tạ Thị Hạnh, Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Hanopro Việt Nam cho biết: "Năm qua là một năm rất khó khăn với tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng chúng tôi. Nhưng cũng chính vì thế chúng tôi có những chuyển đổi, phát triển khác để doanh thu không bị giảm. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết, chúng tôi đã chuẩn bị trước 5 tháng, đảm bảo bình ổn giá mặc dù thị trường và nhu cầu tăng, cũng như lựa chọn những sản phẩm tốt. Sản phẩm của chúng tôi liên quan đến đóng gói, thực phẩm, hàng thiết yếu, các ngành hàng tăng thì chúng tôi cũng tăng theo, dự kiến doanh thu dịp này sẽ tăng khoảng 20%".
Nền kinh tế vẫn đạt những thành tựu trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, kết quả này đến từ việc Hà Nội không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính. Việc hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp đã tạo lợi thế cạnh tranh và giá trị cao trong chuỗi sản xuất.
"Chúng tôi luôn luôn đồng hành cùng sở công thương trong tất cả các chương trình. Kết quả ghi nhận được là rất khả quan và tích cực khi doanh số của chúng tôi tại thời điểm áp dụng những chương trình do Sở Công Thương phát động tăng 15-20%, số lượng khách hàng cũng tăng 10%. Đây là kết quả rất tích cực, tạo đà cho sự thành công của Tết Nguyên đán", ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc siêu thị GO! Thăng Long chia sẻ.
Thời gian tới, Hà Nội đã đặt mục tiêu nâng cao năng lực công nghiệp chế biến, chế tạo, hoàn thiện hạ tầng giao thông và thúc đẩy chuyển đổi số. Tiếp đà tăng trưởng, nền kinh tế Thủ đô đang kỳ vọng vào một năm 2025 đầy khởi sắc, tiếp tục tăng tốc để khẳng định vị thế là trung tâm của cả nước.
Hiện nay, Hà Nội có hơn 2.600 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng với gần 13 nghìn thành viên hoạt động. Trong năm 2024 đã có gần 3.000 công trình, dự án được các Ban giám sát, phát hiện gần vi phạm, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời 250 vụ. Nhờ vào lực lượng này, những vi phạm được hạn chế thấp nhất, tiến độ các công trình được đảm bảo.
Trong những tháng cận Tết Nguyên đán, Hà Nội đang tích cực chuẩn bị các phương án chăm lo, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Chiều nay (15/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc và động viên các lực lượng thi công Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương vừa tìm thấy chiếc xe và nạn nhân của vụ xe ô tô lao qua thành cầu, rơi xuống sông Đồng Nai (địa phận tỉnh Bình Dương) mất tích.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tổ chức lễ ra quân thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự; trật tự đô thị, trật tự công cộng dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thực hiện kế hoạch của Bộ Công an, sáng 15/12, Cục CSGT và CATP Hà Nội đồng loạt ra quân triển khai mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2025.
0