Kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái

Chỉ mới hai tuần trước, nền kinh tế Mỹ còn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, ước tính khoảng 3% trong quý đầu tiên của năm 2023. Tuy nhiên, cơn khủng hoảng trong ngành ngân hàng Mỹ hiện nay được dự báo có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng “hạ cánh cứng”, tức là tăng trưởng giảm tốc và tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs thậm chí đã hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế Mỹ xuống còn 1,2% trong năm 2023, với lo ngại mức độ bất ổn của kinh tế hiện ở mức cao giống như khi đại dịch Covid-19 vừa ập đến.

Sau vụ việc của ngân hàng SVB, các chuyên gia Goldman Sachs cho rằng các ngân hàng nhỏ sẽ thắt chặt tiêu chuẩn cho vay và hạ tỷ trọng tín dụng để đảm bảo thanh khoản trong mọi trường hợp. Các tiêu chuẩn cho vay cao hơn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng, đồng nghĩa với việc tăng trưởng GDP sẽ bị hạn chế.

Theo dữ liệu từ Goldman Sachs, các ngân hàng có tổng tài sản dưới 250 tỷ USD hiện chiếm khoảng 50% thị trường cho vay thương mại và công nghiệp tại Mỹ, con số này đối với mảng bất động sản nhà ở là 60%, bất động sản thương mại là 80% và cho vay tiêu dùng khoảng 45%. Đây là những con số rất lớn, do đó các ngân hàng vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, bất kỳ thay đổi nào trong việc cho vay từ nhóm ngân hàng này cũng sẽ tạo thành ảnh hưởng lớn. 

Các nhà phân tích dự báo, các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ tiền gửi được bảo đảm thấp sẽ giảm khoảng 40% khoản cho vay mới. Trong khi đó, các ngân hàng vừa và lớn khác sẽ giảm khoảng 15% những khoản này, dẫn đến tổng mức tín dụng trong nền kinh tế từ kênh ngân hàng giảm 2,5%. Theo các chuyên gia, tác động đối với tăng trưởng từ việc thắt chặt hoạt động cho vay sẽ có ý nghĩa tương đương với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 25-50 điểm cơ bản. Các cá nhân và doanh nghiệp tập trung tiết kiệm, trả nợ thay vì chi tiêu và đầu tư, khiến nền kinh tế trì trệ. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng thường dẫn đến một cuộc suy thoái toàn diện. Hiệu ứng dây chuyền sẽ lan tỏa khắp nền kinh tế.

Các chuyên gia nhận định, nếu tiền gửi vẫn ở trong các ngân hàng khu vực, không tháo chạy thì tình trạng hỗn loạn ngân hàng trong những ngày qua có thể trôi qua nhanh và toàn bộ nền kinh tế sẽ tiếp tục lộ trình tăng trưởng. Tuy nhiên, bất chấp sự hỗ trợ của FED, căng thẳng ngày càng tăng trong lĩnh vực ngân hàng, đang làm tăng nguy cơ dẫn đến những cú “hãm phanh” đối với nền kinh tế. Theo đánh giá của Goldman Sachs, nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm nay đã tăng lên 35%, tăng so với mức 25% trước khi cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Việt Nam là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 17/04. Từ 15h hôm nay, giá xăng tăng mạnh, xăng E5RON92 tăng 378 đồng/ lít, giá các loại dầu giảm nhẹ.

Thủ tướng Slovakia cảnh báo việc để Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có nguy cơ gây ra chiến tranh toàn cầu, trang RT đưa tin.

Với trị giá là 498 tỷ USD trong năm 2023, thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng thứ 33/121 quốc gia, vùng lãnh thổ xếp hạng.

Để đảm bảo đấu thầu vàng miếng SJC được an toàn, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị Bộ Công an phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước trong tổ chức hoạt động này.

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023. Đây là thông tin được chia sẻ tại Lễ khai mạc Tuần lễ thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 và Diễn đàn quốc tế thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương tổ chức sáng 16/4 tại Hà Nội.