Kinh tế Nga vẫn đứng vững trước các lệnh trừng phạt

Hồi tháng 4 năm ngoái, Mỹ từng tuyên bố rằng “các biện pháp trừng phạt kinh tế có tác động lớn nhất, được phối hợp trên phạm vi rộng nhất trong lịch sử” sẽ khiến GDP của Nga “giảm tới 15% trong năm 2022 và xóa sạch thành quả kinh tế 15 năm qua.” Tuy nhiên, thực tế những gì diễn ra đến thời điểm này lại không hoàn toàn tuân theo kịch bản mà phương Tây dự đoán.

Bất chấp các lệnh trừng phạt được coi là chưa từng có về phạm vi, tốc độ và sự phối hợp của phương Tây, nền kinh tế Nga trong năm 2022 vẫn đứng vững. Các chỉ số kinh tế vĩ mô được duy trì. Theo số liệu của chính phủ Nga, ngân sách Liên bang Nga thặng dư tới 1.500 tỷ rúp, tương đương gần 25 tỷ USD. 

Trong phát biểu tại cuộc họp với các quan chức hàng đầu của Nga, bao gồm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương hôm 17/1, Tổng thống Vladimir Putin đánh giá tình hình kinh tế Nga ổn định, với những chỉ số đạt được không chỉ tốt hơn dự báo mà còn vượt kỳ vọng của các nhà lãnh đạo. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: “Một số chuyên gia Nga, chưa nói đến các chuyên gia nước ngoài từng dự đoán kinh tế Nga sẽ suy giảm 10 đến 15%, thậm chí 20%. Nhưng trong cả năm 2022, dự kiến mức giảm chỉ là 2,5%". 

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp - một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô chính của nước này, đang ở mức thấp lịch sử, trong khi lạm phát thấp hơn dự báo và có xu hướng giảm. Do đó, đến cuối quý 1 năm 2023, lạm phát có thể giảm xuống gần 5% so với mức 11,9% hiện tại. 

Còn theo báo New York Times của Mỹ, hoạt động ngoại thương của Nga đã trở lại mức trước khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Giá trị xuất khẩu toàn cầu sang Nga trong tháng 11/2022 chỉ thấp hơn 15% so với mức trung bình hàng tháng trước thời điểm nổ ra xung đột quân sự Nga - Ukraine và sẽ phục hồi về mức trước chiến sự chỉ trong thời gian ngắn nữa. 

Cũng theo tờ New York Times, nhiều quốc gia đã gặp khó khăn trong việc cắt đứt hoặc giảm bớt quan hệ thương mại với Nga. Nghiên cứu mới nhất cho thấy hơn 90% công ty từ EU và các nước G7 vẫn đang hoạt động tại Nga bất chấp các lệnh trừng phạt. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nga đã có các biện pháp đảm bảo giá trị của đồng rúp và giữ cho thị trường tài chính ổn định. 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong năm 2023. Theo đó, kinh tế Nga có thể tăng trưởng 0,3% trong năm 2023, trong khi dự báo trước đó là suy giảm 2,3%. Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn sẽ tăng mạnh. 

Phát biểu tại cuộc họp chính phủ trực tuyến hôm 11/1, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết các nhà sản xuất dầu mỏ của Nga không gặp khó khăn gì trong việc đảm bảo các thỏa thuận xuất khẩu bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây. “Chúng tôi đã liên lạc thường xuyên với các công ty, việc ký kết hợp đồng cho tháng 2 đã hoàn tất và nhìn chung, các công ty nói rằng họ không gặp vấn đề gì cho tới ngày hôm nay", ông nói.

Các chỉ số về nền kinh tế Nga đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Moscow. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mở cửa sáng 3/5, giá vàng miếng SJC gần như đi ngang so với hôm qua. Tuy nhiên càng gần về trưa, giá vàng miếng càng tăng nhanh, lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử; hàng trăm nghìn doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có hoạt động kinh doanh có thu nhập trên các sàn thương mại điện tử.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2024 ước đạt 520 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt 1,804 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp nối thành công của năm 2023, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2024 sẽ chính thức diễn ra lần thứ hai, với 450 gian hàng. Đây là thông tin được Sở Công Thương TP.HCM công bố tại cuộc họp báo vào sáng ngày 3/5 tại TP.HCM.

Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng vào sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng, vừa trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất, thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất, thuế giá trị gia tăng 10%, trong 6 tháng cuối năm 2024.