Kinh tế số Việt Nam hấp dẫn hàng đầu khu vực

Theo báo cáo mới đây, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 20% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2025, nhanh nhất Đông Nam Á và đang trên đà đạt giá trị 45 tỉ đô la vào năm 2025. Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là ba thị trường có cơ hội phát triển tốt đối với kinh tế số.

Động lực tăng trưởng chính của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đến từ thị trường thương mại điện tử. Các ngành khác trong nền kinh tế số như dịch vụ giao nhận hàng hóa và thực phẩm, du lịch và giải trí, blockchain hoặc các lĩnh vực vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng như các sản phẩm công nghệ cho giáo dục và sức khỏe cũng sẽ ghi nhận mức độ tăng trưởng tốt.

Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%. Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm thứ hai liên tiếp với tăng trưởng kép 19% và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (16/5), có 12.300 lượng vàng SJC được đấu thầu thành công, cao nhất trong tổng 4 phiên đã đấu thành công.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 16/5. Từ 15h hôm nay, giá xăng đồng loạt giảm mạnh. Xăng E5RON92 giảm 508 đồng/lít còn 22.115 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 409 đồng/lít còn 23.135 đồng/lít.

Văn phòng Chính phủ vừa phát thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với số lượng vàng miếng là 16.800 lượng, giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng trong sáng nay (16/5).

Sáng nay (16/5), tại quận Thanh Xuân, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội đã tổ chức Hội thi "Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm" và trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024.

Nhật Bản đang nỗ lực đảm bảo hệ thống thanh toán bằng mã QR của nước này, gọi tắt là JPQR, sẽ tương thích với các tiêu chuẩn của 8 quốc gia châu Á bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ và Việt Nam.