Kinh tế Thủ đô hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Đây là tiền đề, động lực quan trọng để Hà Nội chinh phục mục tiêu tăng trưởng cao 8% vào năm 2025.

Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, 11 tháng năm 2024, 22.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nhưng có đến 27.100 doanh nghiệp thành lập mới cùng 9.100 doanh nghiệp quay trở lại Hà Nội. Cộng đồng doanh nghiệp đã có một năm sáng tạo trong khó khăn, tìm ra hướng đi mới cùng đồng hành phát triển với kinh tế Thủ đô.

Ông Trần Văn Nam - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Vision, cho biết: “Năm qua chúng tôi có khẩu hiệu là New, chúng tôi phải nghiên cứu sản phẩm mới, khách hàng mới, thị trường mới từ đó có kết quả kinh doanh tích cực”.

Doanh nghiệp vượt qua khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó quay trở lại thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước. Lần đầu tiên, Hà Nội thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng, thu nội địa tính đến 30/12 đạt gần 458.000 tỷ đồng, dẫn đầu cả nước. Kết quả này đến từ những nỗ lực của thành phố trong hỗ trợ doanh nghiệp với các giải pháp chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tính chung 11 tháng năm 2024, toàn thành phố thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI, trong đó 258 dự án đăng ký cấp mới với số vốn đạt 1,2 tỷ USD; 180 lượt tăng vốn đầu tư với 283,2 triệu USD; 213 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 341,1 triệu USD.

Từ 1/1/2025, Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, trong đó có nhiều quy định tháo gỡ các điểm nghẽn thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Ông Lê Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, cho hay: “Hà Nội đã xây dựng trong Luật Thủ đô một số cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư như cơ chế miễn tiền sử dụng đất, miễn giảm các loại thuế phí, chính sách hỗ trợ các ngành nghề mà Hà Nội đang quan tâm như chip bán dẫn, chip sử dụng AI”.

2025 là năm cuối cùng và cũng là năm có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025 tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, đồng thời cũng là năm đầu tiên triển khai Luật Thủ đô. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của thành phố là tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng với đẩy nhanh chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, bứt phá.

Tin tưởng rằng, với quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, thành phố Hà Nội sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cao 8%, trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo dữ liệu vừa công bố của Viện Hàn lâm Công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc, doanh số điện thoại của thương hiệu nước ngoài tại nước này đã giảm mạnh.

Thị trường chứng khoán trong nước khép lại tuần chuyển tiếp giữa năm 2024 và năm 2025 không mấy suôn sẻ khi áp lực bán gia tăng, VN-Index giảm tổng cộng hơn 20 điểm.

Lĩnh vực sản xuất của các nước ASEAN và Trung Quốc đều duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 12/2024, nhưng đà tăng đã chậm lại so với tháng trước.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond, ông Tom Barkin đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát gia tăng trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Trong tuần đầu tiên của năm 2025, giá vàng trong nước đã tăng hơn 1 triệu đồng/lượng. Chốt tuần, hiện vàng miếng SJC giao dịch ở mức 85,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn bán ra ở mức 85,3 triệu đồng/lượng.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Hà Nội trong năm 2024 phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm tăng 5,9% so với 2023.