Kinh tế Việt Nam năm 2025 đối mặt với nhiều rủi ro
Đối với yếu tố bên ngoài, theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, biến động kinh tế thế giới và các xu thế chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước lớn có thể giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Dù lạm phát 2024 dự kiến dưới 4,5%, áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, nhập khẩu và sức mua. Các xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ làm phân mảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu, nhất là các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu. Biến đổi khí hậu và dân số già hóa nhanh chóng đang là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sự ổn định tài chính vĩ mô của Việt Nam trong dài hạn.
Về rủi ro trong nước, giải ngân đầu tư công còn chậm, không đồng đều, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn liên quan đến pháp lý, chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững, thiếu lao động, năng suất thấp trong khi yêu cầu số hóa và xanh hóa ngày càng cao.
Việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm. Rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn và thị trường bất động sản phục hồi chậm, giá cao. Đồng thời hướng dẫn các luật mới và xây dựng thể chế cho các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh… còn chậm và cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy có những khó khăn nhất định.
Thị trường chứng khoán trong nước khép lại tuần chuyển tiếp giữa năm 2024 và năm 2025 không mấy suôn sẻ khi áp lực bán gia tăng, VN-Index giảm tổng cộng hơn 20 điểm.
Lĩnh vực sản xuất của các nước ASEAN và Trung Quốc đều duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 12/2024, nhưng đà tăng đã chậm lại so với tháng trước.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond, ông Tom Barkin đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát gia tăng trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.
Trong tuần đầu tiên của năm 2025, giá vàng trong nước đã tăng hơn 1 triệu đồng/lượng. Chốt tuần, hiện vàng miếng SJC giao dịch ở mức 85,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn bán ra ở mức 85,3 triệu đồng/lượng.
Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Hà Nội trong năm 2024 phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm tăng 5,9% so với 2023.
Theo quy định tại Nghị định 01/2025, bắt đầu từ ngày 1/3/2025, các thương nhân xuất khẩu gạo chỉ phải báo cáo Bộ Công Thương và Sở Công Thương về lượng thóc, gạo tồn kho định kỳ hàng tháng, thay vì báo cáo mỗi tuần như trước.
0