TP.Hà Nội17°C / 21.7°C

XU HƯỚNG
Đăng kiểm
Xung đột Ukraine - Nga

TP.Hà Nội

17°C / 21.7°C

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở và đảm bảo kế hoạch trả nợ.

Dữ liệu về diễn biến giao dịch Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở cho thấy, cơ quan này đã bơm ròng cho hệ thống ngân hàng 52.466 tỷ đồng trong tuần qua (từ 13-17/3) khi lượng tín phiếu phát hành trước đó đáo hạn.

Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư về bảo lãnh điện tử và đang phối hợp với các bộ ngành xử lý vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử cho hoạt động ngân hàng.

Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh là điều đã và đang rất được các cơ quan chức năng, ngành ngân hàng quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn phải cần nhiều nỗ lực, giải pháp hơn nữa.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm 90-95% giá trị giao dịch) trong phiên 15/3 đã giảm về còn 5,06%, từ mức 5,72%/năm trước đó và 6,22%/năm ghi nhận vào cuối tuần trước.

Có thể thấy là lần đầu tiên trong 2 năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm lãi suất điều hành. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là động thái "đi trước đón đầu" của Ngân hàng Nhà nước, bởi sau sự sụp đổ của 3 ngân hàng Mỹ, có thể FED sẽ quyết định giảm lãi suất. Các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp đều đánh giá đây là quyết định rất kịp thời để hỗ trợ thanh khoản thị trường và nền kinh tế, tạo tâm lý tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận vốn vẫn là điều mà các doanh nghiệp lo ngại.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần điều hành để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp. Thực tế trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói tín dụng lớn với lãi suất cho vay ưu đãi, giảm từ 0,5-3%/năm, tăng cường tiếp cận doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, giúp khơi thông dòng tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước vừa thanh tra đột xuất 11 ngân hàng và xử phạt những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thì sắp tới, giới phân tích dự báo tăng trưởng phí dịch vụ từ hoạt động bancassurance của ngành ngân hàng sẽ chậm lại đáng kể trong năm 2023. Bảo hiểm sẽ không còn là "gà đẻ trứng vàng" cho ngân hàng.

Trong xu hướng niêm yết lãi suất tiết kiệm giảm trong thời gian qua. Tính đến ngày 11/3, không có ngân hàng nào niêm yết công khai lãi suất tiết kiệm trên 9,5% cho các kỳ hạn 12 tháng. Mức lãi suất niêm yết có sự khác biệt khá lớn giữa 3 nhóm ngân hàng nhỏ, tư nhân lớn, và Big 4.

Việc Chính phủ đặc biệt yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải điều hành tăng trưởng tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế 1 phần nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm đạt rất thấp, chỉ bằng 1/3 cùng kỳ. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15% được giới phân tích đánh giá là thách thức lớn.

Nhiều giải pháp về nguồn vốn tín dụng như việc giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) khó khăn, đồng thời tiếp tục cấp tín dụng với dự án BĐS có phương án vay vốn khả thi… đã được Chính phủ đưa vào dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa quyết định đình chỉ giao dịch nhiều cổ phiếu do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Quyết định có hiệu lực từ ngày 14/3 tới.