Kỳ họp ngày mai (26/03), Hà Nội xem xét vấn đề công viên

Tại Hội nghị giao ban quý 1 năm 2024 được tổ chức vào ngày mai (26/3), lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ xem xét, cho ý kiến về vấn đề cải tạo, xây mới công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố.

Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng, cải tạo 3 công viên Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo, với tổng kinh phí gần 900 tỷ đồng. Đến thời điểm này, 2/3 dự án vẫn chưa thể triển khai vì phải chờ quy hoạch.

Với tổng mức đầu tư dự án tạm tính là gần 149 tỷ đồng, Công viên Bách Thảo sẽ được cải tạo, nâng cấp một số hạng mục. Nhưng đến nay sau gần 6 tháng, mọi thứ vẫn không hề thay đổi, ngoài sự xuống cấp theo thời gian của một số công trình trong công viên.

Công viên Bách Thảo dần xuống cấp theo thời gian.

Ông Ngô Vinh, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội, mong muốn: "công viên chưa được nâng cấp, cải tạo nên có một số hạng mục nhỏ về đường, mặt sân bị lún sụt và bờ kè hồ bị sạt lở. Vấn đề cũng đã được đề xuất cách đây 2 năm rồi. Hy vọng dự án cải tạo công viên sớm được thực hiện để phục vụ du khách".

Tại Công viên Thủ Lệ, mặt sân bị lún sụt và bờ kè hồ bị sạt lở.

Công viên Thống Nhất có diện tích khoảng 50ha, nằm ngay trung tâm thủ đô nên thu hút nhiều người dân đến vui chơi mỗi ngày. Mặc dù đã liên tục được cải tạo, nhưng nhiều hạng mục bên trong công viên đã hư hỏng. Theo Nghị quyết số 28, HĐND thành phố đã phê duyệt hơn 400 tỷ đồng để cải tạo.

Mặc dù đã liên tục được cải tạo, nhưng nhiều hạng mục bên trong Công viên Thống Nhất đã hư hỏng.

Theo báo cáo của UBND thành phố, hai dự án xây dựng, cải tạo Công viên Thống Nhất và Bách Thảo đã bàn giao cho UBND quận quản lý, nhưng đều chưa có quy hoạch chi tiết 1/500, nên chưa đủ cơ sở để triển khai các bước theo trình tự quy định.

Công viên Bách Thảo nằm trong trung tâm chính trị Ba đình, nên trong trường hợp lập quy hoạch chi tiết phải lấy ý kiến Bộ Xây dựng trước khi triển khai các bước tiếp theo quy trình quy định. Đối với Công viên Thống Nhất, thành phố đã giao cho Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất lập quy hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện. Hiện nay, công ty đang triển khai theo quy định.

Ông Nguyễn Bá Nguyên, Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội

Chỉ còn hai năm nữa để thực hiện Nghị quyết số 28 của HĐND thành phố. Nếu các sở, ngành liên quan và các bên không phối hợp cùng vào cuộc thì rất có thể dự án xây dựng, cải tạo Công viên Thống Nhất và Bách Thảo sẽ bị chậm tiến độ.

Theo kế hoạch, việc cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố sẽ được Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố xem xét, cho ý kiến và quyết định tại Hội nghị giao ban quý 1 năm 2024 được tổ chức vào ngày mai (26/3).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.

Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.