Kỳ họp thứ 7 chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm Bộ trưởng Công an
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 20/5/2024, dự kiến bế mạc vào ngày 28/6/2024 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội). Kỳ họp thứ 7 được tiến hành theo hai đợt: Đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; Đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024; dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 26,5 ngày.
Về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) (theo quy trình tại một kỳ họp). Quốc hội cũng xem xét thông qua ba dự thảo nghị quyết; xem xét, cho ý kiến 11 dự án luật khác.
Đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng, đáng chú ý, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự theo thẩm quyền; cho ý kiến về quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho ý kiến về đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Thông tin về công tác nhân sự tại kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp thứ 7 sẽ bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội; công tác nhân sự sẽ được thực hiện từ ngày 20/5 và hoàn thành vào ngày 22/5; Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước.
Về chức danh Bộ trưởng Bộ Công an, ông Bùi Văn Cường cho biết cơ quan có thẩm quyền hiện chưa giới thiệu nhân sự, do đó Quốc hội chưa xem xét phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh này tại Kỳ họp thứ 7.
Về công tác nhân sự của Quốc hội, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 499 đại biểu trúng cử đại biểu Quốc hội. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội đã bãi nhiệm ba đại biểu; bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ với 9 đại biểu, hiện còn 487 đại biểu Quốc hội. Thông tin về nhân sự, Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết nội dung này chưa được xem xét tại kỳ họp, đến khi cơ quan có thẩm quyền giới thiệu thì Quốc hội sẽ xem xét vấn đề này.
Trả lời nội dung về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan cho biết, khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở. Mức lương này được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu trợ cấp xã hội. Nhưng đến 1/7/2024 mức lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ và thay bằng mức điều chỉnh mới gọi là mức tham chiếu.
“Hiện Chính phủ đang tính toán các phương án để làm sao không thấp hơn mức lương cơ sở. Hiện các cơ quan của Quốc hội cũng đã tiến hành xem xét, tính toán toàn diện vấn đề này. Vì đây là vấn đề tác động rộng rãi tới người lao động và người nghỉ hưu. Do vậy việc tính tham chiếu cùng với hệ số nhân cụ thể thế nào tại thời điểm cải cách tiền lương cũng như áp dụng cho những năm tiếp theo cần đòi hỏi tính toán chặt chẽ làm sao cho người nghỉ hưu cũng như người đang làm việc có hưởng quyền lợi tối ưu sau khi Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành”, ông Lâm Văn Đoan nói.
Tại họp báo, đại diện các Ủy ban của Quốc hội cũng thông tin về một số vấn đề khác liên quan đến các nội dung được xem xét tại Kỳ họp thứ 7.
- Ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu bầu giữ chức danh Chủ tịch Quốc hội
- Giới thiệu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước
- Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
- Kỳ họp QH thứ 7 xem xét 39 nội dung quan trọng
- Giải quyết dứt điểm các kiến nghị của cử tri
Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.
Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.
Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
0