Kỹ năng phòng cháy chữa cháy - vấn đề cần quan tâm

Thời gian gần đây, liên tiếp những vụ cháy lớn xảy ra trên địa bàn Hà Nội. Chính vì vậy, nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Mỗi cá nhân và tổ chức cần ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của phòng cháy chữa cháy và có những hành động cụ thể để trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Trong 2 tháng, Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn nhỏ, điển hình là vụ cháy tại số nhà 207 Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai ngày 16/6/2024 làm 4 người trong một gia đình tử vong. Cách đó không lâu, rạng sáng ngày 24/5/2024 vụ cháy xảy ra tại nhà trọ kết hợp kinh doanh xe điện tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, khiến 14 người tử vong, 3 người bị thương.

Vụ cháy tại số nhà 207 Định Công Hạ ngày 16/6 vừa qua.

Theo các chuyên gia, sau các vụ cháy xảy ra gây hậu quả lớn, việc chủ động phòng chống cháy nổ và kỹ năng phòng cháy chữa cháy của người dân vẫn chưa chuyển biến nhiều. Trung tá Lê Minh Hải, Cục cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn Cứu hộ, Bộ Công an cho rằng hậu quả của những vụ cháy lớn xảy ra, nguyên nhân chính là do người dân thiếu kỹ năng thoát hiểm cũng như kỹ năng xử lý đám cháy khi mới phát sinh.

Để giúp người dân chủ động phòng cháy chữa cháy, thời gian qua lực lượng chức năng đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhiều mô hình trong công tác chủ động phòng cháy chữa cháy được triển khai có hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Anh Thương, Chủ tịch UBND phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, công tác tuyên truyền để nhân dân nắm rõ phương châm 4 tại chỗ là cách thức tốt nhất để xử lý tình huống cháy nổ ban đầu, đặc biệt là mô hình tổ liên gia phòng cháy chữa cháy, thiết lập cơ chế phối hợp giữa các gia đình nhằm phát huy hiệu quả hỗ trợ tại chỗ.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên tập huấn kỹ năng phòng cháy chữa cháy sẽ giúp người dân nâng cao kỹ năng và xử lý kịp thời những sự cố xảy ra.

Cần nâng cao kĩ năng phòng cháy chữa cháy cho mỗi người dân (Ảnh minh họa)

Bài học từ những vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng được nhiều người dân Hà Nội rút ra, qua đó cũng đã nâng cao ý thức cũng như tinh thần phòng cháy chữa cháy

Bà Nguyễn Thị Lịch, Thanh Xuân Nam, Hà Nội chia sẻ: "Bây giờ phải phòng chống cháy nổ một cách quyết tâm, ai cũng phải học tập và tham gia buổi phòng cháy chữa cháy để không xảy ra tai nạn. Nếu xảy ra thì rất nguy hại, thiệt hại đến tính mạng, tiền bạc và cuộc sống của con người."

Nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách nhất là trong bối cảnh hiện nay. Mỗi cá nhân và tổ chức cần ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của phòng cháy chữa cháy và có những hành động cụ thể để trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Bằng cách học tập, thực hành, trang bị thiết bị và xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy cụ thể, chúng ta có thể giảm tối đa thiệt hại do hỏa hoạn gây ra, bảo vệ tính mạng và tài sản của mình và cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cứ mỗi buổi chiều, vỉa hè, thậm chí là cả lòng đường Tố Hữu đều biến thành điểm tập kết xe thu gom rác, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng.

Tại trạm trung chuyển rác thải ở thôn Diệp Mai, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, đang diễn ra tình trạng đổ rác bừa bãi tràn cả xuống đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đầu tư để tỷ lệ giải ngân đạt 95%, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đúng kế hoạch.

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), sáng 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm hỏi, gặp gỡ và động viên nhân dân làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây.

Khi xét xử vụ việc tiêu cực trong ngành đăng kiểm sẽ khiến 91 trung tâm kiểm định phải dừng hoạt động, Bộ GTVT lo ngại 36 địa phương có nguy cơ xảy ra ùn tắc đăng kiểm.

Đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 có tổng mức đầu tư 3.241 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025, nhưng đến nay đang thi công cầm chừng.