Kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị bỏ quên trên xe

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi bị bỏ quên trên xe, với các em nhỏ từ nhỏ từ 3-4 tuổi trở lên, bố mẹ hãy hướng dẫn, thậm chí tập luyện cho trẻ một số kĩ năng sau.

Giữ bình tĩnh là việc đầu tiên và quan trọng nhất.

Cũng như trong các trường hợp nguy hiểm khác, phụ huynh cần dặn dò, hướng dẫn, tập luyện cho trẻ giữ bình tĩnh, tìm cách thoát thân. Tránh hoảng loạn, khóc lóc gây mất sức.

Thử mở cửa sổ và cửa chính ô tô

Hãy dạy trẻ thử mở các cửa chính và cửa sổ của xe. Trong trường hợp có cửa sổ có thể mở được thì trẻ nên vươn người ra khỏi cửa để kêu gọi sự trợ giúp. Ngoài ra, các xe ô tô đều thiết kế có lẫy mở khoá cửa từ bên trong tại mỗi cửa lên xuống. Cần dạy con cách bật lẫy này để mở cửa trong trường hợp khẩn cấp.

Cần hướng dẫn trẻ cách mở cửa xe từ bên trong

Liên lạc với mọi người bên ngoài

Nên trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ định vị hay một chiếc điện thoại để liên lạc trong trường hợp cấp bách. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách gọi điện với bố mẹ, giáo viên hoặc cảnh sát, cứu thương khi có sự cố xảy ra.

Bấm còi xe

Các xe ô tô khi đã tắt máy nhưng bấm còi vẫn phát ra âm thanh, vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con bấm còi xe để thu hút sự chú ý từ người xung quanh. Đa phần còi xe được lắp đặt giữa vô lăng của xe. Bố mẹ có thể giúp trẻ nhận ra vị trí còi xe thông qua hình ảnh, clip hoặc chỉ dẫn trực tiếp khi trẻ đi ô tô cùng bố mẹ.

Bấm đèn cảnh báo khi gặp nguy hiểm

Tương tự còi xe, đèn cảnh báo nguy hiểm được thiết kế nguồn điện riêng để lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động. Hãy chỉ cho con nút bấm đèn cảnh báo nguy hiểm với kí hiệu hình tam giác trên tablo buồng lái. Bấm đèn để gây sự chú ý kết hợp với bấm còi.

Đập mạnh vào cửa có thể gia tăng sự chú ý.

Đập mạnh vào cửa

Hãy dạy trẻ dùng hết sức hoặc bất cứ vật gì nặng trên xe đập cửa thật mạnh, hét thật to để người bên ngoài biết tìm cách giải cứu. Vật nặng có thể dùng đến như cặp sách, ô, khóa dây an toàn… thậm chí bé có thể dùng chân hoặc vai để đạp vào cửa thật mạnh.

Đối với bé lớn, có thể dùng giấy bút viết to vào giấy “CỨU” và gắn vào kính để kêu gọi sự giúp đỡ.

Phá kính ô tô với búa thoát hiểm

Hãy luôn để búa thoát hiểm ở trong xe và dạy trẻ cách đập vỡ kính cửa ô tô bằng búa thoát hiểm khi bị bỏ quên trong xe. Loại búa này thường có dạng đầu nhỏ, khi dùng lực đập vào kính, ứng suất lớn tập trung phá vỡ liên kết làm kính vỡ vụn.

Kính xe ô tô được thiết kế là kính an toàn, nên khi đập vỡ, kính sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, không có mảnh sắc nên yên tâm rằng không gây tổn hại đến các con.

Trẻ cần biết cách sử dụng búa thoát hiểm trong trường hợp xấu nhất.

Cũng giống như các kĩ năng khác, việc làm thế nào để thoát ra khỏi tình huống khi bị bỏ quên trên xe là điều cần thiết.

Nhưng trên hết, thầy cô giáo, người được giao nhiệm vụ giám sát quá trình đưa đón các em, và cả các lái xe, phụ xe cần có trách nhiệm hơn trong công việc, kiểm tra kĩ càng khi học sinh lên - xuống xe để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra đổi với các em.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bắt đầu từ ngày 1/7, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc sẽ triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước.

Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi vừa được thông qua quy định người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội từ sau 1/7/2025 không được rút một lần.

Từ ngày 1/7, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, Bộ Công an sẽ triển khai việc cấp thẻ căn cước theo mẫu mới.

Năm 2024, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn Hà Nội đã tăng 226% so với năm 2014, hỗ trợ hiệu quả cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Luật Phòng thủ dân sự là 1 trong 10 luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Từ hôm nay (30/6) đến trưa và chiều 2/7, Thành phố Hà Nội tiếp tục nắng nóng, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 37-38 độ C.