Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng

Ngày 24/3, tức ngày 15 tháng 2 âm lịch, tại khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng – Vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt mở nền chính thống quốc gia, mở ra kỷ nguyên độc lập.

Theo sử cũ ghi lại, Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày 15 tháng 02 năm Giáp Thân (924), ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Vốn con nhà quan tướng lại thường xuyên được gia bộc tài giỏi rèn tập binh thư, võ nghệ, Đinh Bộ Lĩnh tài giỏi ngay từ thuở thiếu niên.

Lễ kỷ niệm 1100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng tổ chức tại khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Đinh Tiên Hoàng.

Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Việc xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu mới Thái Bình là tuyên ngôn về tinh thần độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia, là biểu tượng của ý chí tự lập, tự cường, tự chủ của một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền.

Niên hiệu Thái Bình còn thể hiện ước mơ được sống trong cảnh đất nước thanh bình, thịnh trị; là ước mong, khát vọng cháy bỏng ngàn đời của dân tộc Việt Nam về một đất nước yên vui, no ấm, mà đức vua Đinh Tiên Hoàng là người có công đầu mở nền, xây móng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.