Kỷ niệm về Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ở làng Lại Đà
Mỗi người dân nơi đây đều khắc ghi hình ảnh Tổng Bí thư, một người con ưu tú của quê hương, luôn tận tâm, tận lực với đất nước, trong khi vẫn sống giản dị, gần gũi với nhân dân, cư xử tình nghĩa thủy chung với quê hương và bạn bè.
Hai tối nay, thôn Lại Đà gần như không ngủ, những người cao tuổi trong làng đều nhóm họp để trao đổi về việc lo hậu sự của Tổng Bí thư tại quê nhà. Trong đình làng Lại Đà, nơi chỉ cách quận trung tâm Hà Nội, Ba Đình khoảng 10 km, ai cũng mang tâm trạng ngậm ngùi, tiếc thương trước sự ra đi của người đứng đầu Đảng, người con ưu tú của quê hương Đông Anh.
Ông Nguyễn Bá Thi - Thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh chia sẻ: “Đối với dân làng chúng tôi, tình cảm cũng như nhân dân cả nước thôi. Chúng tôi rất là đau thương và quý mến Bác. Mong rằng mọi người phát huy tinh thần của Bác, động viên con cháu học hành tiến bộ”.
Trong bầu không khí trầm lắng, người dân làng kể cho nhau nghe những mẩu chuyện, chia sẻ những kỷ niệm về Tổng Bí thư, một người lãnh đạo cao nhất của đất nước song luôn cư xử khiêm nhường, giản dị và gần gũi với láng giềng mỗi lần về thăm quê.
Với bà Nguyễn Thị Đỉnh (Thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh) dù không có nhiều lần tiếp xúc trực tiếp với Tổng Bí thư nhưng bà vẫn luôn tìm đọc và trang trọng lưu giữ những bài viết của ông.
Bà Nguyễn Thị Đỉnh cho hay: “Khi Tổng Bí thư lên làm công việc của đất nước thì thỉnh thoảng Tổng Bí thư có về, nhưng Bác vẫn gần gũi chúng tôi, thăm hỏi các gia đình kề cận. Khi Tổng Bí thư là người lãnh đạo cao của đất nước, có những lần, Tổng Bí thư về làng, tôi đã tránh để Tổng Bí thư khỏi nhìn thấy chúng tôi mà Tổng Bí thư vẫn gọi lại 'em đi đâu đấy, em dạo này có khỏe không?'. Thật sự chúng tôi rất xúc động”.
Đối với ông Vương Khắc Côn (81 tuổi), kỷ niệm về người bạn học Nguyễn Phú Trọng là lần Tổng Bí thư về thăm quê và chúc thọ ông. Tình cảm chân thành và thủy chung của người lãnh đạo cao nhất đất nước với bạn bè khiến ông vô cùng cảm động.
Run run cầm abum ảnh chụp cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người bạn học và cũng là hàng xóm sát vách, ông Ngô Bá Dục bật khóc khi nhớ về những kỷ niệm thời niên thiếu. Tổng Bí thư khi đó là một cậu học trò giỏi, hiền lành và sống tình nghĩa với bạn bè.
Từ sáng sớm ngày 20/7, nhiều người dân trong làng đã đến dâng hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ngôi đình Lại Đà 400 năm tuổi của xã Đông Hội, nơi mà mỗi lần về quê ông đều đặn đến thăm, bày tỏ tấm lòng tri ân và tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.
Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Theo phản ánh của người dân, dù đã được đầu tư xây dựng mới đi vào hoạt động một thời gian dài, thế nhưng hai tuyến phố là phố Đỗ Nhuận (quận Bắc Từ Liêm) và tuyến phố Hoàng Đôn Hoà (quận Hà Đông) vẫn không có đèn đường. Việc lưu thông trong đêm tối đã khiến nhiều vụ TNGT xảy ra, dù nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay người dân vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua những tuyến đường này.
Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.
Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.
Sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao, đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã tham gia “Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh”.
0