Kỳ thi THPT: Thí sinh được mang gì vào phòng thi?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là kỳ thi cuối cùng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Bắt đầu từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ thay đổi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Năm 2024, Hà Nội tiếp tục là địa phương có số lượng thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đông nhất cả nước với trên 108.500 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi, trong đó có trên 94.900 thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục THPT, trên 13.600 thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục thường xuyên.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thành lập 196 điểm thi với khoảng 4.500 phòng thi; điều động hơn 15.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2024; hơn 600 cán bộ chấm thi và hơn 560 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thanh tra công tác coi thi cắm chốt tại các điểm thi.
So với năm trước, quy chế năm 2024 đã bổ sung một số vật dụng được mang vào phòng thi, bao gồm: bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).
Các vật dụng cấm mang vào phòng thi như: giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.
Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
0