Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 không có việc lộ, lọt đề
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020 - 2023. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chung, các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 có tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.071.393. Trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 1.014.020, chiếm 94,66% tổng số thí sinh. Tổng số thí sinh tự do là 46.978, chiếm 4,38%.
Ngữ văn là môn có nhiều thí sinh đăng ký dự thi nhất với 1.054.601 thí sinh.
Theo báo cáo của các địa phương, công tác coi thi của kỳ thi tại tất cả các điểm thi diễn ra theo đúng kế hoạch. Trong cả kỳ thi có 30 thí sinh vi phạm quy chế thi và bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi; không cán bộ nào vi phạm quy chế thi.
Cho đến thời điểm này, trên phạm vi toàn quốc chưa ghi nhận hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức.
Trước đó, thông tin tràn lan trên mạng về việc đề thi ra vào tác phẩm Đất nước (của Nguyễn Khoa Điềm). Một số thông tin bàn tán được cho là gần với nội dung đề thi.
Về điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị hội đồng đề thi báo cáo và khẳng định "đề thi văn được bảo mật tuyệt đối".
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, trưởng ban đề thi, khẳng định theo báo cáo của ban đề thi không có việc lộ, lọt đề thi.
Thứ thưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết đề thi văn của kỳ thi năm 2024 có nhiều sự đổi mới. Mặc dù cấu trúc đề thi không thay đổi nhưng có nội dung gợi mở, có yếu tố phân hóa hơn, từng bước tiệm cận với phương thức thi tốt nghiệp THPT 2025.
Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay sau khi kết thúc kỳ thi, hội đồng chấm thi của các địa phương bắt đầu làm việc. Các hội đồng chấm thi trắc nghiệm đã đảm bảo các điều kiện về máy móc thiết bị phục vụ công tác chấm thi trên máy.
Hội đồng chấm thi tự luận sẽ họp để thống nhất về hướng dẫn chấm thi trước khi bắt đầu chấm.
Dự kiến 8h ngày 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố kết quả điểm thi của thí sinh cả nước. Các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xét tốt nghiệp THPT cho thí sinh.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
0