Ký ức Hà Nội
Mỗi khi tàu vào ga Hàng Cỏ, lúc 5h sáng lại ngân lên giai điệu “dù có đi bốn phương trời”… Chẳng được đi 4 phương trời, vẫn nhớ Hà Nội da diết.
Ngồi ngắm hồ Văn Quán liễu mềm rủ buông lơi trước gió mà nhớ Hà Đông một thuở xao lòng. Làng Vạn Phúc lụa rì rào trong nắng, tiếng cửi kéo tơ thoăn thoắt, khói đục muôn hình bay lên từ những nồi kén sôi sùng sục. Phố Phùng Khoang thuở hoạ mi chưa len lỏi nét thanh tân, màu hồng đỏ, hồng vàng bé xíu dọc theo hàng xà cừ cổ thụ đan vòm lá xanh trên màu mây quyến luyến gọi chim sẻ líu lo không thấy chán.
Hà Nội của tôi, thở nhẹ cũng đã gần 30 năm. 30 năm nghe những câu chuyện của cậu trai trẻ đạp xe từ khu tập thể Thanh Xuân vào C500 ăn thêm cái bánh mì cho đỡ đói bởi sức trai 18 nhìn vào nồi cơm Hà Nội ăn lấy ngon sao chịu nổi cơn đói thường trực... Hà Nội lấp lánh những khu nhà sơn màu vàng nhạt, nhạt như nắng thu nhưng lại là màu rất riêng của những ngôi nhà mang dáng dấp gothic từ thời Pháp thuộc. Có cô gái hát “phố đêm” nghêu ngao trong ánh điện hữu hạn chẳng thể để “mây đen làm úa trăng gầy”, vậy mà mấy đứa 18 xa nhà sụt sùi mong thời gian trôi nhanh để trở về thành phố bình minh đầy bụi và ổ gà lổn nhổn những con phố thân quen.
Hà Nội là con đường Hoàng Hoa Thám, có cậu trai chạy Honda suốt con đường xà cừ, chuyện trò với tôi bằng giọng Huế lanh lảnh như tiếng chuông ở nhà thờ Phủ Cam mỗi chiều rơi thanh âm xuống dòng An Cựu nắng thì đục mưa trong lờ lững.
Hà Nội là những trưa mùa đông, hai chị em phi xe máy lòng vòng trong những ngõ nhỏ hẹp của làng Thuỵ Phương ăn cỗ mới biết được những người con gái làng Chèm đẹp đến mấy đời, vẫn có cốt cách truyền thống của người Việt Cổ vùng sông Hồng chảy vào đất kinh kỳ Thăng Long chân chất và sắt son.
Em tôi trở lại Hà Nội, buộc sợi nắng vương trên phố để hong khô mùa đông. Đợt gió mùa đầu tiên đã về trên phố, chiếc lá rụng chao nghiêng loay hoay tìm bến đỗ rồi đáp xuống vệ đường. Lá đã kết thúc một đời cống hiến cho cây, đã từng nhờ rễ đưa lại chút năng lượng nuôi mình để lá xanh, để tỏa oxy và ổn định môi sinh, sống trọn vẹn một đời biện chứng cho đi và nhận lại không hề đắn đo suy nghĩ.
Thu Hường
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.
Những làn gió nhẹ từ đâu thoang thoảng, liu riu như hơi thở của ban mai, đang phả vào vạn vật một chút mong manh mùa mới, vừa đủ cái se sắt để cảm nhận rằng trời đã sang mùa.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
0