Ký ức không thể nào quên của người lính Điện Biên

Đã 70 năm trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn vẹn nguyên trong trí nhớ của những chiến sĩ đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Cựu chiến binh Đỗ Tiến, ở thành phố Tuyên Quang, trực tiếp tham gia 3 đợt tấn công từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Kỷ niệm, ký ức về những ngày tháng chiến đấu oanh liệt, về một thời gian khổ nhưng hào hùng không hề phai nhạt trong trí nhớ người lính năm nào.

Năm 1948, khi mới 17 tuổi, ông đã lên đường nhập ngũ. Năm 1953, ông được điều động vào Trung đoàn pháo cao xạ 367 - Trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị của ông có nhiệm vụ yểm hộ bộ binh, thu hẹp phạm vi hoạt động của máy bay địch, hạn chế, tiến tới triệt hẳn đường tiếp tế hàng không của chúng. Sự xuất hiện của pháo cao xạ trên chiến trường Điện Biên Phủ là một bất ngờ lớn đối với thực dân Pháp.

Ký ức sâu đậm nhất của ông trong thời gian tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là sự hi sinh anh dũng của Khẩu đội trưởng Tô Vĩnh Diện khi đã dũng cảm quên mình lấy thân mình chèn pháo: “trên người của anh ấy thấm máu. Tất cả anh em chúng tôi khi chứng kiến giây phút đó anh nào cũng rơi nước mắt và chúng tôi coi đó là một tấm gương mẫu mực mà chúng tôi sẽ mang vào trận đánh sắp tới. Ngày 13 nổ súng thì ngay ngày 14 chúng tôi đã phải chiến đấu với lực lượng không quân của thực dân Pháp. Ngay trong ngày hôm đó chúng tôi đã bắn cháy 6 máy bay và suốt chiến dịch chúng tôi đã bắn hạ 62 chiếc và bắn bị thương hơn 100 chiếc ở Điện Biên Phủ. Đây  là đóng góp của lực lượng phòng không trẻ tuổi trong chiến dịch Điện Biên”.

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Tiến tiếp tục tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân năm 1968, chiến dịch Đường 9 Khe Sanh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 1972, ông được điều động về giảng dạy tại Học viện Lục quân cho đến lúc nghỉ hưu.

Ông Tiến tại một buổi nói chuyện với học sinh, ôn lại truyền thống đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Năm nay đã bước sang tuổi 93, sức khỏe đã yếu đi nhiều, nhưng hầu như năm nào, cứ đến dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ ông Tiến cũng được mời nói chuyện với học sinh các nhà trường, ôn lại truyền thống đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước của các thế hệ cha anh đi trước.

“Đối với thế hệ trẻ như chúng con, chúng con nhận thức được trách nhiệm của mình sống làm sao xứng đáng với sự hy sinh lớn lao của các thế hệ đi trước và từ đó cần phải phấn đấu nỗ lực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội”, em Phạm Chu Quang Minh, học sinh trường THPT chuyên Tuyên Quang, bộc bạch.

Theo ông Nguyễn Hữu Hoa, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh tỉnh Tuyên Quang, thông qua các buổi giao lưu, tọa đàm, giáo dục truyền thống cách mạng, đặc biệt trọng tâm nội dung là chiến thắng Điện Biên Phủ, sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu được bối cảnh của đất nước, của dân tộc trong những năm 1953 - 1954 và từ đó hiểu sâu thêm về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Khi đất nước đã hòa bình, người lính Điện Biên năm xưa vẫn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Ông không quên nhắc nhở, động viên con cháu tiếp tục phát huy tinh thần, hào khí Điện Biên, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - cho đi là còn mãi" là thông điệp mà Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động và đăng ký hiến mô tạng sáng nay (19/5) tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức.

Thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, hoạt động vận tải đường bộ giữa hai nước đã có nhiều thuận lợi, góp phần quan trọng vào tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm, chào mừng, thể hiện tình cảm sâu sắc đối với Bác. Đồng thời tuyên truyền và vận động toàn dân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc học và làm theo Bác.

Theo Nghị định 53 vừa được ban hành, hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông bao gồm khai thác cát sỏi lòng, bãi sông phải tuân thủ quy định pháp luật về khoáng sản, các luật khác có liên quan, đáp ứng các yêu cầu chung về bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ.

Làm đẹp đang là nhu cầu không thể thiếu của các chị em. Tuy nhiên, thay vì tìm đến những cơ sở uy tín, rất nhiều người tin theo các quảng cáo trên mạng xã hội mà không kiểm chứng, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước.